- Thực trạng về đầu tư của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho marketing điện tử
3.1.1 Dự báo giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến
Dự báo triển vọng xuất khẩu và xu thế ứng dụng marketing điện tử trong các doanh nghiệp
3.1.1 Dự báo giá trị xuất khẩu của Việt Nam đến 2025
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chuyển sang thời kỳ kỷ nguyên số và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phủ Việt Nam đang tập trung cải cách theo hướng đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế ngồi nhà nước, cải thiện mơi trường kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương.
Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 sẽ có thuận lợi và khó khăn đan xen. Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 lan rợng và sự “góp mặt” của các FTA như Hiệp định Đới tác Tồn diện và Tiến bợ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng xuất khẩu, đầu tư và ứng dụng khoa học cơng nghệ.
CPTPP và EVFTA có lĩnh vực cam kết tương đới rợng, khơng chỉ nằm trong lĩnh vực trao đổi, xuất nhập khẩu mà còn liên quan đến cách thức sản xuất hàng hóa. Hai FTA này giúp tăng xuất khẩu vào các thị trường của đối tác, tăng đầu tư vào các lĩnh vực thượng nguồn nhằm khai thác cam kết về tỷ lệ xuất xứ, giúp cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam.
Bên cạnh đó, các FTA này tác đợng tích cực tới lao đợng, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày… dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Ngồi ra, tác đợng từ CPTPP và EVFTA cịn có thể đến từ việc tạo
sức ép cải thiện thể chế và mơi trường kinh doanh, từ đó, kỳ vọng tạo ra tác đợng tích cực trong trung và dài hạn.
Vì vậy, EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP Việt Nam tăng thêm lần lượt 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm 44,4%; xuất khẩu sang các nước CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của dịch Covid-19, XK gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở các thị trường nhập khẩu truyền thống của nước ta. Mặc dù Việt Nam không tránh khỏi ảnh hưởng từ dịch Covid-19, nhưng thiệt hại là thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong kịch bản cơ sở của World Bank, các chuyên gia cho rằng các đợt bùng phát Covid-19 vẫn có thể xảy ra, do vậy các chuyến bay thương mại quốc tế sẽ dần nới lại chỉ có thể từ Q2/2021, và lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng dần. Không giống các nền kinh tế khác, kinh tế Việt Nam không hề bị suy thoái trong năm 2020. Điều này đã được chứng minh với mức tăng trưởng GDP là 2,91% so với cùng kỳ, giúp Việt Nam giữ vững vị trí hàng đầu trong sớ các nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong năm 2020, chỉ đứng sau các nền kinh tế cận biên và đặc biệt như Bangladesh, Guyana và Turkmenistan.
Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Công Thương phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình qn từ 5%/năm, kim ngạch XK đạt khoảng 340 tỷ USD vào năm 2025; tốc đợ tăng trưởng XK hàng hóa của DN trong nước tăng 5%; trong đó, xuất khẩu sang khu vực thị trường châu Âu - châu Mỹ tăng trưởng trung bình từ 7 - 10%/năm. Nhóm hàng cơng nghiệp chế biến được nhận định tiếp tục là đợng lực của XK hàng hóa với tỷ trọng trong tổng kim ngạch tăng lên khoảng 85,3% vào năm 2025; tỷ trọng nhóm nhiên liệu, khống sản giảm x́ng cịn khoảng 1,15% vào năm 2025.
Muốn đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề cốt lõi là nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế; đổi mới mơ hình tăng trưởng, thúc đẩy gia tăng các động lực tăng trưởng mới; tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập quốc tế, các xu thế phát triển khoa học công nghệ và CMCN 4.0.
Đờng thời, Việt Nam cần đẩy nhanh q trình cải cách thể chế và cải thiện môi trường; thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực tư nhân; thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến chế tạo theo chiều sâu và tận dụng tối đa các lợi ích để bắt kịp xu hướng CMCN 4.0.
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025 có ý nghĩa quan trọng bởi đây vừa là giai đoạn mở đầu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thứ ba (2021- 2030), vừa là giai đoạn tạo nền tảng cho phát triển kinh tế trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và thốt bẫy thu nhập trung bình. Vì vậy, Việt Nam cần tạo dựng nền tảng cho tăng trưởng cao ngay từ những năm đầu của thời kỳ chiến lược mới để đẩy nhanh quá trình vượt bẫy thu nhập trung bình và vượt qua sự phát triển của mợt số nền kinh tế châu Á.