7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Quan điểm phát triển lãnh thổ tỉnh Hà Giang
3.2.1.1. Xác định tầm nhìn
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt- Trung đến năm 2020; UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt ban hành Quyết định số 883/QĐ-UBND, ngày 06/4/2007, Quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang đến năm 2020;
- Với nội dung nêu trên, việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang cũng xác định tầm nhìn đến năm 2020 được UBND tỉnh Hà Giang phê duyệt năm 2012. Đây là cơ sở pháp lý cho việc phát triển hệ thống đô thị của tỉnh đến năm 2020.
3.2.1.2. Các mục tiêu chiến lược phát triển vùng
- Cụ thể hóa Quyết định số 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt- Trung đến năm 2020.
- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với an ninh, quốc phòng, phát huy tiềm năng và nguồn lực các vùng trong tỉnh.
- Làm cơ sở chỉ đạo, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch trong vùng tỉnh. - Khắc phục những tồn tại, bất cập khi có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch phát triển ngành của vùng, chiến lược quốc phòng an ninh; hoặc khi có sự thay đổi về các điều kiện dân số, kinh tế xã hội nhưng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chưa có sự gắn kết, thống nhất với các mục tiêu phát triển của vùng, dẫn đến sự chồng chéo, đầu tư lãng phí; tính thống nhất và cơ chế phối hợp giữa các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng cấp tỉnh còn yếu; khi nhiều dự án đầu tư chỉ căn cứ theo quy hoạch phát triển ngành, không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã dẫn đến việc phải điều chỉnh (vị trí xây dựng hoặc hướng tuyến xây dựng công trình...) gây thiệt hại về kinh tế,...
3.2.1.3. Quan điểm phát triển
- Phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ nội, ngoại vùng, các thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan trên cơ sở gắn quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt-Trung đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1151/QĐ- TTg, ngày 30/8/2007. [11].
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ hợp tác, hướng tới phát triển bền vững.
- Trên cơ sở các quan điểm, nói trên, tính chất cơ bản của vùng tỉnh Hà Giang : (i) Là vùng kinh tế tổng hợp, trong đó kinh tế cửa khẩu, công nghiệp khai khoáng là ngành kinh tế chủ đạo; (ii) Là vùng cửa ngõ phía Bắc của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam và quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc; (iii) Là vùng có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, lịch sử và sinh thái; (iv) Có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng đối với cả nước.
3.2.2. Định hƣớng phát triển không gian vùng
3.2.2.1. Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng
Do đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội, toàn tỉnh vẫn được phân thành các vùng kinh tế chủ đạo sau:
- Tiểu vùng kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch lên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn làm trung tâm (Vùng cao núi đá): Gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, có diện tích 232.605 ha. Đây là vùng tập trung phát triển trồng rau, hoa, quả ôn đới, cây dược liệu và chăn nuôi bò thịt hàng hoá bán cho thị trường trong và ngoài nước (Trung Quốc). Từng bước phát triển du lịch theo quy hoạch Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tiểu vùng kinh tế lâm nghiệp và cây công nghiệp có thế mạnh (chè, đậu tương) là chủ đạo (Vùng cao núi đất): Là vùng cao núi đất phía Tây và Tây Bắc của tỉnh bao gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Bắc Quang. Đây là vùng hay sạt lở, đất lâm nghiệp hiện chiếm trên 70% diện tích vùng. Trong thời gian tới vẫn tập trung, duy trì phát triển trồng cây chè Shan, cây đậu tương theo hướng phát triển hàng hoá, phát triển rừng nguyên liệu giấy, và chăn nuôi đại gia súc. Chú ý phát triển các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, phát triển thuỷ điện nhỏ, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Tiểu vùng động lực (Vùng thấp) gắn phát triển công nghiệp với phát triển lương thực, là vùng cây lương thực trọng điểm của tỉnh: Bao gồm Thành phố Hà Giang và các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên và Bắc Mê, có diện tích 437.238,5ha. Điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển tốt, có quốc lộ 2, quốc lộ 34 đi qua, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu hàng hoá giữa vùng với các tỉnh trong vùng Đông bắc và Trung Quốc. Đây là vùng tập trung phát triển cây lương thực của toàn tỉnh (chiếm khoảng 80%), trồng các cây có múi và chăn nuôi hàng hoá. Phát triển công nghiệp chế biến khoáng sản, phát triển nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả, vật liệu xây dựng và thương mại, dịch vụ du lịch.
Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu cơ bản theo các tiểu vùng kinh tế tỉnh Hà Giang
Chỉ tiêu Tiểu vùng I
Núi cao phía Bắc
Tiểu vùng II Núi đất phía Tây
Tiểu vùng III Vùng thấp - vùng động lực Các huyện Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh Hoàng Su Phì, Xín Mần + một số xã Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang TP Hà Giang, các huyện : Bắc Mê, Bắc Quang, Quang bình, Vị Xuyên Tỷ lệ % Diện tích (km2) / % dân số so với toàn tỉnh 30 / 34 18,5 / 17,5 51,5% / 48,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đặc trưng chung 4/10 khó khăn nhất, chủ yếu dân tộc Mông 2/10 huyện khó khăn nhất (60a) Phương hướng phát triển
Chăn nuôi bò, trâu, khoang nuôi, bảo vệ rưng, trông cây lương thực, rau hoa
trái vụ, dựoc liệu, cây ăn quả : mận, đào, lê… Du lịch sinh thái; công nghiệp vật liệu xây
dựng, thuỷ điện, khai thác khoáng sản. Giải quyết tốt
vấn đề nước sản xuất / sinh hoạt
Chăn nuôi gia súc, gia cầm; cây lương thực, rrừng nguyên
liệu, chè, đậu tương, chế biến nônglâm sản, thuy
điện, công nghiệp khai thác/chế biến
khoáng sản
Thương mại, dịch vụ, các vùng trồng
lương thực, chè, đạu tương, cây ăn
quả thâm canh / hàng hoá. Chăn nuôi bò, trâu. lợn, gia cầm, thuỷ sản. CN chế biến nông lâm sản, điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ. Thuỷ điện,khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2016-2020 (%) 11,5 – 12,5 13 - 14 32,5
Cơ cấu kinh tế năm 2020 (%) NN:35 / CN : 28 / DV : 37 NN:35 / CN : 30 / DV : 35 NN:18 / CN : 40 / DV : 42 Thu nhập / người (triệu đồng) năm 2020 15 triệu = 60% trung bình của tỉnh 15 triệu = 60% trung bình của tỉnh 20 triệu = 80% trung bình tỉnh
(Nguồn: Thuyết minh đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.2.2.2. Định hướng phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp a) Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy
Ngày 2/2/2012, Chính phủ ban hành Quyết định số: 125/QĐ-TTg về về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030. Theo đó khu kinh tế cửa khẩu Thanh thủy có 07 khu chức năng, bao gồm các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Phong Quang với diện tích 28.781ha. Tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế. Là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất - nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng trên trục liên kết Quốc lộ 2, làm cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và hành lang biển Đông, giữa các nước Asean và với các nước Đông Bắc Á.
- Tính chất: (i) Là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Thương mại - Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp - Nông lâm nghiệp, tạo thành khu vực thu hút đầu tư và hội nhập quốc tế; (ii) Là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh quan trọng, là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với miền Bắc Việt Nam và hành lang biển Đông, giữa các nước ASEAN và với các nước Đông Bắc Á; (iii) Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; (iv) Là khu vực phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo an ninh, quốc phòng, có môi trường sinh thái bền vững.
- Dự báo quy mô dân số và lao động: Đến năm 2020: Quy mô dân số toàn Khu kinh tế khoảng 20 - 25 nghìn người, trong đó có khoảng 15 - 16 nghìn người lao động. Đến năm 2030: Quy mô dân số toàn Khu kinh tế khoảng 35 - 40 nghìn người, trong đó có khoảng 22 - 24 nghìn người lao động.
- Hướng phát triển: Phát triển hai trung tâm giao lưu kinh tế tại cửa khẩu Thanh Thủy và cửa khẩu Lao Chải. Phát triển các trục không gian chính bao gồm trục hành lang Bắc Nam là quốc lộ 2, trục hành lang Đông Tây là quốc lộ 4, các trục liên kết là đường từ khu vực Lao Chải, Xín Chải về thành phố Hà Giang.
Đàm phán, xây dựng, nâng cấp cửa khẩu Thanh Thủy (Việt Nam)-Thiên Bảo (Trung Quốc) lên thành cửa khẩu quốc tế ; Nâng cấp 02 cặp cửa khẩu Săm Pun-Điền Bồng và Xín Mần-Đô Long thành cửa khẩu quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
b) Khu và cụm công nghiệp
Khu công nghiệp Bình Vàng nằm trong hệ thống các khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, có quy mô: 254,765 ha, trong đó: Giai
đoạn 1: 138,86 ha. Trên cơ sở chủ trương phát triển ngành công nghiệp của tỉnh, trong giai đoạn đến 2020 ưu tiên chú trọng các ngành nghề: Công nghiệp xử lý chế biến nông lâm sản, Công nghiệp vật liệu xây dựng, Chế biến khoáng sản và luyện kim, chế biến gỗ ván ép...
Phát triển 10 - 12 cụm công nghiệp theo quy hoạch ở các huyện.
3.2.2.3. Phát triển hệ thống đô thị và bộ khung lãnh thổ
Tổ chức hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn; phân cấp, phân loại theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính. Cơ sở hình thành là kế thừa các đô thị hiện có và định hướng tại Quyết định số 1151/QĐ-TTg, ngày 30/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt- Trung đến năm 2020, cụ thể như sau:
Bảng 3.3: Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Hà Giang đến năm 2020
TT Danh mục Dân số đô thị năm 2020 (người) Loại đô thị Tính chất, chức năng đô thị
Tổng dân số đô thị toàn tỉnh 250.000
I Vùng động lực (vùng thấp) 185.000
1 Thành phố Hà Giang 65.000 III Trung tâm hành chính
tỉnh Hà Giang
2 Huyện Bắc Mê 10.000
Thị trấn Yên Phú 10.000 V Trung tâm hành chính
huyện, dịch vụ du lịch
3 Huyện Vị Xuyên 40.000
Thị trấn Vị Xuyên 25.000 V Trung tâm hành chính
huyện
Thị trấn Việt Lâm 10.000 V Thị trấn thuộc huyện,
dịch vụ, du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ TT Danh mục Dân số đô thị năm 2020 (người) Loại đô thị Tính chất, chức năng đô thị 4 Huyện Bắc Quang 55.000 Thị trấn Việt Quang (định hướng thành thị xã theo chủ trương của tỉnh Hà Giang)
30.000 IV Thị trấn thuộc huyện,
trung tâm hành chính huyện
Thị trấn Vĩnh Tuy 5.000 V Thị trấn thuộc huyện
Thị trấn Hùng An 5.000 V Thị trấn thuộc huyện
Thị trấn Tân Quang 15.000 V Thị trấn thuộc huyện
5 Huyện Quang Bình 15.000
Thị trấn Yên Bình 15.000 V Trung tâm hành chính
huyện
II Vùng kinh tế nông nghiệp là chủ đạo
46.000
6 Huyện Mèo Vạc 12.000
Thị trấn Mèo Vạc 10.000 V Trung tâm huyện lỵ
Thị trấn Xín Cái 2.000 V Thị trấn thuộc huyện
7 Huyện Đồng Văn 12.000
Thị trấn Phó Bảng 2.000 V Thị trấn thuộc huyện
Thị trấn Đồng Văn 10.000 V Trung tâm huyện lỵ
8 Huyện Yên Minh 12.000
Thị trấn Yên Minh 10.000 V Trung tâm huyện lỵ
Thị trấn Bạch Đích 2.000 V Thị trấn thuộc huyện
9 Huyện Quản Bạ 10.000
Thị trấn Tam Sơn 10.000 V Trung tâm huyện lỵ
III Vùng kinh tế lâm nghiệp là chủ đạo
19.000
10 Huyện Hoàng Su Phì 10.000
Thị trấn Vinh Quang 10.000 V Trung tâm huyện lỵ
11 Huyện Xín Mần 9.000
Thị trấn Cốc Pài 7.000 V Trung tâm huyện lỵ
Thị trấn Xín Mần 2.000 V Thị trấn thuộc huyện
(Nguồn: Thuyết minh đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với Thành phố Hà Giang: Phát huy vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế văn hoá, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, dịch vụ và công nghiệp, đi đầu trong phát triển ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao. Năm 2010 thành đô thị loại III với quy mô dân số khoảng 50.000 dân, quy mô đất xây dựng đô thị khoảng 600 ha. Sau năm 2010 tiếp tục đầu tư, nâng cấp đề hình thành các khu chức năng như trung tâm dô thị, khu thương mại, dịch vụ; khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp; khu công nghệ cao; điểm vui chới giải trí, công viên, cay xanh... đưa quy mô dân số đô thị lên khoảng 80.000 ngưòi; qui mô đất đô thị lên khoảng 980 ha.
- Giai đoạn 2010 - 2015 : Nâng cấp thị trấn Việt Quang thành thị xã với quy mô dân số đatk 15.000 dân, lên 30.000 người năm 2020; quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 khoảng 230 ha, đến năm 2020 tăng lên 230 ha; nâng cấp thị trấn Vị Xuyên thành thị xã với quy mô dân sô năm 2010 khoảng 10.000 dân, năm 2020 lên khoảng 17.000 người; quy mô đất đô thị tăng tương ứng từ 2000 ha năm 2010 lên 200 ha năm 2020.
- Đến năm 2010 tất cả trung tâm huyện lỵ đề thành thị trấn. Đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầngở các thị trân trung tâm huyện lỵ vấcc thị trấn hiện có; ưu tiên phát triển các thị trấn Vĩnh Tuy, Phó bảng; hình thành một sô thị trấn mới ở nhũng nơi có điều kiện như khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ, KCN Bình Vàng, khu sân bay Tân Quang, các thị trấn cửa khẩu. Phát triển các thị tứ, trung tâm cụm xã với qui mô dân số ít nhất 700 – 800 người / thị tứ. (Bảng 3.4).
3.2.2.4. Hệ thống điểm dân cư nông thôn và các xã vùng biên
a) Mô hình phát triển hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn
Tôn trọng các đô thị đã được hình thành, nâng cấp chỉnh trang, bổ sung các đô thị (thị trấn mới hình thành trong giai đoạn đến 2020). Đảm bảo các đô thị đã hình thành kết hợp với các đô thị phát triển mới thành một hệ thống đô thị, điểm dân cư