Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu

2.1.2.1. Đặc điểm địa hình

Hà Giang là tỉnh miền núi cao, có địa hình phức tạp, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi cao trên 2.000m so với mặt nước biển, như dãy PuTaKha cao 2.274m, dãy Tây Côn Lĩnh cao 2.418m. Mạng lưới sông suối phân bố đều trên các loại địa hình khác nhau, độ dốc lớn làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.

Địa hình núi thấp và các dãy đồi :Gồm 4 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, và thành phố Hà Giang có cốt từ 200m 600m. Đất đá ở đây do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng thấp, chủ yếu là đất đồi, núi phát triển trên nền đá mẹ Gơraibiôtít, Feralit đỏ vàng. Có nhiều đồi đất thoải, nguồn nước sông, suối dồi dào, thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, nhưng khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở ven các sườn đồi, ven các sông suối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa hình vùng cao núi đất:Gồm 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, có diện tích 121.645ha (Niên giám thống kê năm 2012), bị phân cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái cổ Granít. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ đốc cao (lớn hơn 250, lớn hơn 30%). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp ở đây nhờ nước mưa, thậm chí trong mùa mưa cũng bị thiếu nước. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc và ong. Một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng cải tạo để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi xây dựng phải ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.

Địa hình vùng cao núi đá: Gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, nằm phía Bắc tỉnh, có diện tích 232.605 ha (Niên giám thống kê năm 2012), chủ yếu là đá vôi, địa hình hiểm trở, thiếu nước trầm trọng, các thung lũng hẹp, nhiều hang động Kaster, mạch nước ngầm sâu, có cốt từ 600m 2418m. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, khu vực này bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây trồng thường xuyên đói nước. Là vùng có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới đến ôn đới, chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên vùng này lại không thuận lợi cho phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn.

Địa hình thung lũng, các sông, suối, hồ:Do quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch Mica và Micagơnai, lòng sông rộng, được tạo nên do quá trình xói mòn, rửa trôi.

2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu

Tỉnh Hà Giang biểu hiện những đặc điểm của khí khậu miền Bắc, đó là: Khí

hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ẩm, mùa hạ nóng và mưa nhiều, được hình thành do sự kết hợp độc đáo giữa những đặc điểm cơ bản thuộc về khí hậu nhiệt đới với những dấu hiệu mùa đông của khí hậu Nam á nhiệt đới và nhân tố gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. (Bảng 2.1)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Hà Giang

Đơn vị: 0 C Năm Trạm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Giang 23,3 23,1 20,7 23,4 23,7 22,4 Bắc Quang 23,4 23,2 22,6 23,5 23,8 22,4 Bắc Mê 22,7 22,4 21,8 22,4 22,4 21,9 Hoàng Su Phì 21,9 21,5 20,8 21,9 22,3 20,8

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang2008, 2011)

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, khí hậu Hà Giang cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc .

Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60

C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).

Về độ ẩm: Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%.

Nắng: Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa ở Hà Giang khá khác nhau, bốn huyện vùng cao Phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc hình thành hai mùa mưa và khô, lượng mây ở đây khá nhiều ( trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên đến 8 – 9/10) và tương đối ít nắng. Số giờ nắng bình quân cả tỉnh (cả năm có 1.454,9giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ.

Về lượng mưa: Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.400 - 2.700 mm, riêng Bắc Quang gần 4.000 mm - được ví là "rốn" mưa của cả tỉnh. Đặc biệt, ở Hà Giang có hiện tượng mưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phùn liên tục và ít có bão. Nhưng vào mùa mưa dễ bị lụt lội, lũ quét có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh.

Về cơ bản khí hậu tỉnh Hà Giang là khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, tính chất

này chủ yếu do điều kiện vĩ độ quyết định, một số vùng trong tỉnh có những biểu hiện của khí hậu Nam á nhiệt đới là do độ cao địa hình khá lớn và nằm sát Chí tuyến bắc. Nhìn chung khí hậu thời tiết của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển nghề rừng, tạo ra sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên khs hậu thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt luc

2.1.2.3. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước

Nhìn chung tiềm năng nước mặt của Hà Giang tương đối lớn với tổng lượng dòng chảy cả năm đạt 5x108

m3 nhưng phân bố lại rất không đồng đều theo thời gian và không gian. Chất lượng nước mặt nhìn chung là tốt, có thể sử dụng làm nguồn cung cấp cho nhiều vùng dân cư bằng hình thức cấp nước hệ tự chảy, tuy nhiên cần xử lý trước khi dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Về mùa lũ dòng chảy lớn còn mùa kiệt dòng chảy rất nhỏ gây khó khăn rất lớn cho việc khai thác nước phục vụ sinh hoạt.

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông. Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theo hình chữ “S” ngược.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy, sông Lô gặp sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Đây là nguồn cung cấp nước sông chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc), chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyển theo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã Tuyên Quang mới nhập vào sông Lô. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419 và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50km gần tới Mường Khương (Lào Cai). Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ các dãy núi ở tỉnh Cao Bằng chảy qua huyện Bắc Mê, rồi lại quay về địa phận tỉnh Tuyên Quang. Sông uốn khúc quanh co, len lỏi qua các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dãy núi đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, trên sông có thuỷ điện Na Hang (ở Tuyên Quang) có công suất 342MW, chiều dài sông qua địa phận Hà Giang khoảng 36km, diện tích lưu vực khoảng 10.000km2

.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng, nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Nhìn chung, nguồn thủy văn của Hà Giang rất có giá trị kinh tế đặc biệt là giá trị du lịch với các điểm du lịch hấp dẫn và đầy hứa hẹn như: suối Cô Tiên, hồ Noong (thành phố Hà Giang), thác Thúy, hồ Quang Minh (huyện Bắc Quang), hồ km số 4, khu du lịch suối khoáng Thanh Hà (huyện Vị Xuyên)...

Nhưng bên cạnh đó cũng xảy ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô, nhất là ở các huyện vùng cao núi đá. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.Nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt trên cao nguyên đá, Chính phủ đã đầu tư xây dựng nhiều “hồ treo” trên cao nguyên đá Đồng Văn. Hồ treo được bắt đầu thí điểm xây dựng thí điểm tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn vào năm 2002. Cho đến nay, tổng số hồ treo đã và đang xây dựng tại khu vực 04 huyện là 76 hồ, ngoài ra còn có một số hồ treo tại huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần.

2.1.2.4. Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất

Kết quả điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp

cho thấy toàn tỉnh Hà Giang hiện có 9 nhóm đất với 19 đơn vị đất và 60 đơn vị đất phụ. Cụ thể như sau:

- Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25% diện tích tự nhiên; đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất Feralit theo phân loại phát sinh đều thuộc nhóm đất này, phân bổ ở hầu hết các huyện trong tỉnh.

- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Có diện tích chiếm 1,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung nhiều ở khu vực ven sông Lô và các suối khác thuộc các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê...

- Nhóm đất glây GL (Gleysols): Diện tích chiếm 0,86% diện tích tự nhiên của tỉnh, nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Xín Mần…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các dãy núi đá vôi hoặc thung lũng trong đá vôi thuộc các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh và Vị Xuyên.

- Nhóm đất than bùn (Histosols): Có diện tích không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm huyện Bắc Quang, đất có tính lầy.

- Nhóm đất tích vôi V (Caleisols): Chiếm 0,16% diện tích tự nhiên, đất được hình thành ở thung lũng đá vôi, canxi tích luỹ nhiều trong đất, phân bố chủ yếu ở huyện Vị Xuyên.

- Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Chiếm 6,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huỵên, thị xã trong tỉnh (trừ huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần);

- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao AH (Alisols): Có diện tích chiếm 0,63% diện tích đất tự nhiên, xuất hiện nhiều trên các đỉnh núi có độ cao trên 1.800 m thuộc các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols): Nhóm đất đất này có khoảng 300 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, là sản phẩm của quá trình xói mòn đất, tầng đất mỏng dưới 30 cm, phân bố ở Bắc Mê. Nhìn chung đất Hà Giang dễ bị xói mòn rửa trôi mạnh, đất thường xuyên bị khô hạn, đất chua, nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp chế biến, cây ăn quả lâu năm, cây dược liệu…

Bảng 2.3: Thực trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2010, định hƣớng 2020

TT Loại đất

Hiện trạng

năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha) cấu (%) Quốc giaphân bổ(ha) Tỉnh xác định (ha) Tổng số Diện tích(ha) cấu (%) Diện tích đất tự nhiên 791.489 100 791.489 791.489 100 I Đất nông nghiệp 684.190 86,44 724.129 36 724.165 91,49 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa 30.493 4,46 31.800 31.800 4,39

1.2 Đất trồng cây lâu năm 29.638 4,33 39.203 39.203 5,41

1.3 Đất rừng phòng hộ 204.475 29,89 218.680 218.680 30,20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.5 Đất rừng sản xuất 276.347 40,39 281.789 281.789 38,91

1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 1.137 0,17 1.169 1.169 0,16

II Đất phi nông nghiệp 26.629 3,37 39.230 39.230 4,96

Trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

188 0,71 312 312 0,80

2.2 Đất quốc phòng 693 2,60 1.863 1.863 4,75

2.3 Đất an ninh 48 0,18 158 158 0,40

2.4 Đất khu công nghiệp 383 1,44 500 408 908 2,31

2.5 Đất cho HĐ khoáng sản 1.666 6,26 2.312 2.312 5,89

2.6 Đất di tích, danh thắng 5 0,02 785 785 2,00

2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 14 0,05 252 252 0,64

2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3 0,01 73 73 0,19

2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 350 1,31 398 398 1,02

2.10 Đất phát triển hạ tầng 9.100 34,17 17.346 17.346 44,22

2.11 Đất ở tại đô thị 864 3,25 1.439 1.439 3,67

III Đất chưa sử dụng 80.670 10,19 28.129 28.094 3,55

3.1 Đất chưa sử dụng còn lại 80.670 28.129 28.094

3.2 Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng

52.541 35 52.576

IV Đất đô thị 34.134 88.775 88.775

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên

49.528 49.468 49.468

6 Đất khu du lịch 16 414 414

Nguồn: Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Giang đến 2020

2.1.2.5. Tài nguyên sinh vật

Một trong những tài nguyên vô cùng quí giá của Hà Giang là tài nguyên rừng. Diện tích rừng của tỉnh vào loại lớn 524.367,83 ha (năm 2011). Trong rừng có nhiều loài gỗ quí như: Pơ mu, Hoàng Đan, Kim Giao... và nhiều loài động vật quí đã được ghi vào sách đỏ như: Vọoc đen má trắng, Gấu ngựa, Báo gấm... Khu rừng Tây Côn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lĩnh (huyện Hoàng Su Phì) có tới 47 loài thú, 140 loài chim thuộc 25 bộ, 75 họ. Đây chính là tiềm năng để Hà Giang xây dựng những khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên xã Phong Quang (huyện Vị Xuyên) được coi là hệ rừng trên núi đá vôi điển hình của vùng Đông Bắc Việt Nam.

2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Hà Giang có một số loại khoáng sản nằm rải rác khắp trong tỉnh: Đá vôi ở phía Bắc tỉnh dùng làm vật liệu xây dựng. Antimoan ở bản Đáy, xã Lạc Nông( Bắc Mê), ở Mậu Duệ, Bó Mới (Yên Minh). Vàng sa khoáng ở Mèo Vạc, Bắc Quang, Vị Xuyên. Chì, kẽm ở Tùng Bá, Trung Sơn, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Nước khoáng ở Quảng Ngần, Thượng Sơn. Nhìn chung Hà Giang có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại đã khai thác, nhưng chưa tập trung, chưa được chú trọng đầu tư lớn để khai thác hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Các dự án như: Mỏ sắt Tùng Bá, Sàng Thần, Nam Lương, Lũng Rầy, Thâm Thiu, Suối Thâu,... đạt quy mô khai thác 1,5 triệu tấn/năm trong thời kỳ 2011- 2015 và 1,5 triệu tấn/năm thời kỳ 2016-2020. Trong đó 1 triệu tấn đáp ứng cho nhà máy luyện gang quy mô 300.000 tấn sản phẩm/năm và xuất khẩu 200.000 tấn để trao đổi than cốc cho luyện kim. Các mỏ khai thác - tuyển quặng chì kẽm là Tà Pan, Na Sơn,

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 47 - 57)