Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 102 - 112)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo không gian

Trên địa bàn tỉnh Hà Giang, TCLTKT theo không gian nổi bật nhất là các hình thức: Khu kinh tế cửa khẩu; Trung tâm kinh tế và tiểu vùng kinh tế. Sự phát triển của các hình thức này đang góp phần đa dạng hóa bức tranh TCLTKT của tỉnh.

2.2.3.1. Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy và các cặp cửa khẩu a) Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy

Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy được hình thành trên cơ sở quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới” có 07 khu chức năng, bao gồm các xã: Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, trung tâm của khẩu Thanh Thuỷ, Phương Tiến, Phương Độ, Phong Quang với diện tích 28.781 ha.

Từ đó đến nay, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã có những bước tiến quan trọng, từ việc quy hoạch đồng bộ, hoàn thiện bộ máy nhân sự, cơ sở hạ tầng, đến việc xúc tiến giao thương hàng hóa với nước bạn. Ngày 02/02/2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đến năm 2030 (theo Quyết định số 125/QĐ-TTg).

Trong 13 năm hoạt động, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của khu kinh tế đã đạt trên 980 triệu USD; số lượt người xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đạt trên 1 triệu lượt và 50.000 lượt phương tiện; số thu thuế xuất nhập khẩu đạt trên 1000 tỷ đồng… Đây tuy chưa phải là những con số ấn tượng so với các khu kinh tế cửa khẩu lớn khác trong cả nước, nhưng nó cũng góp phần thúc đẩy kinh tế trong hoàn cảnh một tỉnh miền núi biên giới còn rất nhiều khó khăn như Hà Giang.

Đến thời điểm cuối năm 2013, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã thu hút được 25 dự án đầu tư, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng mức vốn ước đạt trên 560 tỷ đồng. Trong 10 tháng năm 2013, khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đã có những bước tiến đáng kể về hiệu quả hoạt động. Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt trên 245 triệu USD góp phần đáng kể cho thu ngân sách của tỉnh. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng sự phát triển của khu kinh tế chưa thực sự phát huy được tiềm năng tương xứng với vị thế của một cửa ngõ giao thương quốc tế.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực trong việc phát triển kinh tế qua cửa khẩu, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động thương mại khu kinh tế cửa khẩu Thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thủy vẫn còn rất nhỏ bé, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu chưa nhiều, quy mô kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng của khu kinh tế cửa khẩu. Cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Thiên Bảo chưa thiết lập được đường giao thông biên giới Nà La để phục vụ cho cư dân biên giới hai nước qua lại mua bán, trao đổi hàng hóa nhằm thụ hưởng chính sách biên mậu của 2 nước - đây cũng là một trong những nhân tố làm cho cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Thiên Bảo kém sầm uất.

b) Các cặp kinh tế cửa khẩu trên biên giới tỉnh Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Với chiều dài trên 277,5 km đường biên giới, Hà Giang có hệ thống cửa khẩu thuận lợi cho giao lưu mọi mặt với Trung Quốc. Cửa khẩu Thanh Thủy là cửa khẩu quốc gia duy nhất tại tỉnh Hà Giang, được xác định hướng tới là cửa khẩu quốc tế.

Ngoài cửa khẩu Thanh Thủy, trên tuyến biên giới này hiện có 04 cặp cửa khẩu được mở là: 01 Cặp cửa khẩu chính Thanh Thuỷ - Thiên Bảo và 03 cặp cửa khẩu phụ là: Săm Pun - Điền Bồng, Xín Mần - Đô Long và Phó Bảng - Đổng Cán cùng với hệ thống các lối mở biên giới khác.

Tỉnh Hà Giang đã định hướng quy hoạch hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm:

- Cặp cửa khẩu Quốc tế Thanh Thuỷ, Hà Giang - Thiên Bảo, Vân Nam; - 08 cặp cửa khẩu chính, gồm:

+ Lũng Làn huyện Mèo Vạc - Pờ Tú huyện Na Pô, Quảng Tây; + Săm Pun, huyện Mèo Vạc - Điền Bồng huyện Phú Ninh, Vân Nam; + Phó Bảng huyện Đồng Văn - Đổng Cán huyện Phú Ninh, Vân Nam; + Bạch Đích huyện Yên Minh - Giàng Vản huyện Ma ly pho, Vân Nam; + Nghĩa Thuận huyện Quản Bạ - Pả Pú huyện Ma ly pho, Vân Nam; + Lao Chải huyện Vị Xuyên - Múng Tủng huyện Malypho, Vân Nam; + Bản Máy huyện Hoàng Su Phì - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam; + Xín Mần huyện Xín Mần - Đô Long huyện Mã Quan, Vân Nam.

Ngoài hệ thống cặp cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính như trên, tỉnh đang dự kiến quy hoạch phát triển thêm 10 cặp cửa khẩu phụ.

Với định hướng quy hoạch vùng, tỉnh Hà Giang đã nhấn mạnh vai trò vùng giáp biên trong việc giữ gìn an ninh, chính trị, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tập trung phát triển trục hành lang Quốc lộ 2 với các cực tăng trưởng quan trọng nhất của tỉnh: Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy - Thành phố Hà Giang - Thị xã Vị Xuyên - Thị xã Bắc Quang. Trên trục hành lang này có bố trí các cơ sở động lực phát triển kinh tế quan trọng nhất của tỉnh như KCN Bình Vàng, sân bay Bắc Quang...

2.2.3.2. Tiểu vùng kinh tế

Là kết quả của tương tác tương tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường, bản đồ không gian lãnh thổ kinh tế xã hội của Hà Giang có sự phân hoá khá rõ nét thành ba tiểu vùng .

* Tiểu vùng I (khu vực núi thấp): Khu vực núi thấp gồm các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và TP. Hà Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 4.372 km2, dân số trên 369,423 người (năm 2012), chiếm 55,2% diện tích và 48,4% dân số của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa là 20,5 %. Đây là địa bàn cư trú tập trung của người Tày, Dao, Kinh, Pà Thẻn và một số ít người Dao, Mông, Nùng… Điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, có các thung lũng khá rộng dọc sông Lô. Các điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước có nhiều thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp. Ngành chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, đây là vùng có tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, có điều kiện giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với các địa phương khác.

* Tiểu vùng II (khu vực vùng cao núi đá): Khu vực vùng cao núi đá phía bắc gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ với diện tích tự nhiên trên 2.326 km2, dân số 270.891 người, chiếm 29,4 % diện tích và 35,5% dân số của tỉnh. Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các tộc người Mông, Giáy, Bố Y, Lô Lô, Pu Péo và một bộ phận người Tày, Dao, Cờ Lao, Kinh, Hoa. Tỷ lệ đô thị hóa rất thấp, chỉ đạt 7,4 %. Địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp, độ cao trung bình từ 800 - 1500m so với mặt nước biển. Đây chính là khu vực cao nguyên Đồng Văn có dạng địa hình karst với những “rừng đá” tai mèo với vách núi dựng đứng điển hình cho vùng cao nguyên đá. Đất đai phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên đất dễ bị xói mòn rửa trôi vào mùa mưa, khô hạn, thiếu nước vào mùa khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa thấp, nguồn nước mặt khan hiếm cho cả sản xuất và sinh hoạt, thiếu đất sản xuất. Phương thức canh tác ở vùng này chủ yếu là nương thổ canh hốc đá, nương cày cuốc và một phần ruộng bậc thang. Điều kiện tự nhiên trong vùng có ưu thế riêng cho trồng các loại cây ăn quả có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Cây lương thực chính là ngô và một số ít diện tích lúa ruộng, lúa cạn.

* Tiểu vùng III (khu vực vùng cao núi đất):Khu vực vùng cao núi đất phía tây

gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần với diện tích tự nhiên trên 1.217,2 km2

, dân số 123,189 người, chiếm 15,3% diện tích và 16,1% dân số của tỉnh. Tỷ lệ đô thị hóa rất thấp chỉ đạt 4,5 %. Đây là khu vực khối núi thượng nguồn sông Chảy có độ cao trung bình 1000 - 2000m, cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419 m) và Kiều Liêu Ti (2.402m). Địa hình có độ dốc lớn, hiểm trở và chia cắt sâu. Sông suối đều ở dạng hẻm vực, có độ dốc lớn, chảy xiết. Do sườn đồi núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng. Hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm trọn trong khu vực địa hình này. Đặc trưng văn hóa tiểu vùng với đại diện là dân tộc Nùng, Dao, La Chí ... Các dân tộc này sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng nước với kỹ thuật canh tác, tưới tiêu khá cao. Do nằm trên khối núi thượng nguồn sông Chảy, nguồn nước khá phong phú thuận lợi cho sinh hoạt và canh tác lúa nước (ruộng bậc thang). Ở Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang là một công trình lao động sáng tạo vĩ đại của cộng đồng các dân tộc vùng cao và được đánh giá

vào dạng ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Gắn với tập quán sản xuất ruộng bậc

thang là tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất là một đời sống văn hóa đa dạng, phong phú, giàu ý nghĩa lịch sử và nhân văn.

Mỗi vùng có một số thuận lợi và khó khăn nhất định thế mạnh nhất định. Tiêu biểu cho Tiểu vùng miền núi khó khăn, trong đó một số xã dọc quốc lộ 2 và TP Hà Giang có một số cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông lâm nghiệp (cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn ; kinh tế hàng hoá khá phát triển). Đặc trưng cho Tiểu vùng cao nguyên đất phía tây là lâm nghiệp với sự phát triển rừng đầu nguồn sông chhảy. Tiêu biểu cho Tiểu vùng cao phía Bắc là cao nguyên đá Đông văn với hai thế mạnh tiêu biểu là nông lâm kết hợp và du liochj sinh thái nhân văn trên cơ sở pkhai thác thế mạnh của Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên Đồng Văn Hà Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.13: Hệ thống các đô thị, tính chất, chức năng, quy mô, tỷ lệ đô thị hóa

TT Hạng mục Số P, thị trấn Số DT (km2) Dân số (ngƣời) Tỉ lệ đô thị hoá (%) DS ng/ km2 Tổng Đô thị Nông thôn Toàn tỉnh 17 178 7.914,89 749.537 112.659 636.878 15,03 95 I Tiểu vùng động lực 10 73 4.372,39 362.923 80.113 282.810 22,07 1 Thành phố Hà Giang 5 3 133,928 50.070 38.174 11.896 76,2 374 2 Huyện Bắc Mê 1 12 852,59 49.890 7.005 42.885 14 59 3 Huyện Vị Xuyên 2 22 1.495,25 98.310 12.388 85.922 12,6 66 4 Huyện Bắc Quang 2 21 1.098,74 106.517 16.586 89.931 15,57 97 5 Huyện Quang Bình 0 15 791,88 58.136 5.960 52.176 10,25 73 II Tiểu vùng cao núi đá 5 63 2.326,04 265.011 23.838 241.173 9,0 6 Huyện Mèo Vạc 1 17 563,09 72.565 5.063 67.502 6,7 129 7 Huyện Đồng Văn 2 17 444,97 66.361 8.102 58.259 12,2 149 8 Huyện Yên Minh 1 17 783,65 79.895 6.152 73.743 7,7 102 9 Huyện Quản Bạ 1 12 534,33 46.190 5.521 40.669 11,9 86

III Tiểu vùng cao núi đất 2 42 1.216,45 121.603 7.709 113.894 6,3 10 Huyện Hoàng Su Phì 1 24 632,62 61.349 3.590 57.759 5,87 97 11 Huyện Xín Mần 1 18 583,83 60.254 4.119 56.135 6,8 103

(Nguồn: Thuyết minh đồ án Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Giang đến năm 2020).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.10: Phác thảo mô hình không gian kinh tế Hà Giang :

Mô hình một trục hai cánh và vùng phát triển trung tâm (Nguồn: tác giả)

Khu vực vùng cao núi đất (2 huyện Hoàng Su Phì và

Xín Mần)

Khu vực vùng cao núi đá (4 huyện cao

nguyên đá) Biên giới và cửa khẩu giao

thƣơng với Trung Quốc

Cửa khẩu Thanh Thủy Trục Sông , Q uốc lộ 2 Thành phố Hà Giang

Khu vực đồi và núi thấp, thung lũng sông Lô (TP. Hà Giang và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là tỉnh biên giới Việt - Trung, theo quan điểm kết hợp kinh tế quốc phòng, địa bàn tỉnh Hà Giang phân hoá thành hai tiểu vùng :

Tiểu vùng biên giới Việt Trung, gồm các huyện : Đồng Văn / Mèo Vạc / Yên Minh / Quản Bạ / Hoàng Sư Phì / Xín Mần + phần phía bắc huyện Vị Xuyên, nới có của khẩu quốc tế Thanh Thuỷ. Định hướng chủ yếu của tiểu vùng này là phát triển kinh tế - quốc phòng. Tiểu vùng biên giới Việt - Trung sẽ có cơ hội phát triển liên thông. Khi đó cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ và TP. Hà Giang trở thành núi giao cắt chiến lược về kinh tế cũng như quốc phòng, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển và hội nhập kinh tế với các địa phương thuộc Vân nam Trung Quốc.

Tiểu vùng hậu phương, gồm TP Hà Giang/ Bắc Mê / Bắc Quang/ Vị Xuyên / Quang Bình. Hai tiểu vùng này kết nối nhau bởi quốc lộ 2, và quốc lộ 4 C. Sau khi hoàn thành đường vành đai biên giới Việt - Trung. Định hướng hoạt động kinh tế chủ yếu là phát triển toàn diện theo hướng động lực chó sự tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh.

2.2.3.3. Trung tâm kinh tế

Hiện trạng phân bố mạng lưới đô thị: Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc-Nam và trục Đông-Tây. Trục không gian đô thị Bắc-Nam nằm dọc theo Quốc lộ số 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang của huyện Bắc Quang; Thị trấn Việt Lâm, Vị Xuyên của huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang.

Thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc, thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn, thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ và thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông-Tây dọc theo quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh.

Các cấp đô thị trong tỉnh:Hiện tại tỉnh Hà Giang có 1 đô thị cấp tỉnh và 9 đô thị cấp huyện.

- Thành phố Hà Giang - Đô thị cấp tỉnh : Tỉnh Hà Giang có một đô thị cấp tỉnh là thành phố Hà Giang trực thuộc tỉnh, là đô thị loại III, và là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Hà Giang. Tính chất là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, khoa học kỹ thuật và dịch vụ du lịch của tỉnh Hà Giang. Cơ cấu tổ chức bao gồm 5 phường nội thị: Phường Trần Phú; Minh Khai; Nguyễn Trãi; Quang Trung; Ngọc Hà và 3 xã ngoại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị. Có các khu chức năng như cụm công nghiệp, các khu dân cư, trung tâm thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, du lịch... Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị tương đối đầy đủ như có hệ thống giao thông đường bộ, có hệ thống cấp điện, cấp nước.

- Đô thị cấp huyện: Phân bố cơ bản dọc theo 3 trục chính: trục trung tâm từ phía Nam lên phía Bắc tỉnh dọc theo quốc lộ 2 (QL2), bao gồm các thị trấn: Vĩnh Tuy, Việt Quang, Việt Lâm, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang. Khu vực phía Bắc tỉnh gồm thị trấn Tam Sơn, Yên Minh, Phó Bảng, Đồng văn, Mèo Vạc bám dọc theo Quốc lộ 4C (QL4C). Khu vực phía Tây nam tỉnh gồm thị trấn Yên Bình (đã có quyết định năm 2012) nằm trên Quốc lộ 279 (QL279) và Thị trấn Vinh Quang, Xín Mần

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 102 - 112)