7. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Các nội dung TCLTKT cấp tỉnh vận dụng cho tỉnh Hà Giang
TCLTKT trên địa bàn cấp tỉnh vừa có các hình thức theo ngành vừa có các hình thức theo không gian. Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các hình thức này được tổng hợp dựa trên các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển kinh tế theo ngành cũng như theo không gian của Chính phủ, Tổng cục thống kê, các chuyên gia kinh tế, vận dụng phù hợp với Hà Giang.
1.4.3.1. Theo không gian
a) Khu kinh tế (khu kinh tế cửa khẩu)
- Các chỉ tiêu về sử dụng đất gồm: diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có thể cho thuê và tỉ lệ lấp đầy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Các chỉ tiêu về thu hút đầu tư, lao động:
; Quy mô vốn đầu tư/doanh nghiệp: phản ánh mức độ đầu tư và khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Số lượng lao động; số lượng lao động/doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh: ;
năng suất lao động; giá trị xuất khẩu.
b) Trung tâm kinh tế
- Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế chung:
; ;
;
; .
- Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển các ngành (lựa chọn phân tích các ngành thế mạnh).
c)
- Các chỉ tiêu khái quát: , cơ cấu sử dụng đất, s
, lao động, vốn đầu tư sản xuất, cơ sở hạ tầng và hệ thống đô thị: - Các chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế: Giá trị sản xuất, c
theo ngành, giá trị sản xuất ; Hiện trạng phát triển các ngành, c
; Trung tâm (hạt nhân) kinh tế của tiểu vùng.
1.4.3.2. Theo ngành
Đối với địa bàn cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay, tùy theo các điều kiên cụ thể đã triển khai một số hình thức TCLT theo ngành chủ yếu: hộ gia đình, trang trại, vùng CMH, tiểu vùng nông nghiệp (nông nghiệp); điểm, KCN, trung tâm công nghiệp (công nghiệp); điểm, tuyến, KDL, đô thị du lịch (du lịch)… Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung đánh giá một số hình thức TCLTKT do vai trò quan trọng của chúng trong quá trình CNH - HĐH như: khu công nghiệp, trang trại, khu kinh tế, tuyến và điểm du lịch.
Tiểu kết chƣơng 1
Thuật ngữ tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế của Adam Smith và Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của G.Thunen, A.Weber, W.Christaller…sau đó được phát triển về lí luận và được ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau. Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được sử dụng nhiều hơn cả.
Trong tranh luận về vai trò cấp tỉnh trong tổ chức lãnh thổ kinh tế đất nước cũng có ý kiến khác nhâu. Một số cho rằng, cấp tỉnh quan trọng hơn là cấp vùng. Vấn đề là trong thực tiễn, cấp tỉnh là cấp hành chính – kinh tế có bộ máy quản lí điều hành trong hệ thống 4 cấp kinh tế - hành chính của nhà nước ta : Trung ương ↔ Tỉnh / Thành phố ↔ Huyện ↔ Xã / Phường.
Về khái niệm, bản chất, nguyên tắc, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế trong đó cũng chú ý đến các bước tiếp cận tổ chức lãnh thổ kinh tế của Việt Nam; khái quát một số lí thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế quan trọng được vận dụng từ trước đến nay....
Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn được vận dụng các lí luận trên vào tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh, cụ thể là Hà Giang phù hợp nhất để đạt được sự phát triển tối ưu cho từng khu vực lãnh thổ, từng ngành công nghiệp - nông nghiệp – dịch vụ, xây dựng các định nhướng, các giải pháp phát triển, chú trọng các giải pháp đột phá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ HÀ GIANG
2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang
2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Hà Giang là tỉnh miền núi, nằm ở cực Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên
là 7.914,8892 km2 [5]. Trung tâm tỉnh là thành phố Hà Giang cách thủ đô Hà Nội 320km. Nhìn một cách tổng thể, lãnh thổ Hà Giang có dáng "hổ nằm phủ phục". Phía Bắc và Tây Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa; phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Đông Nam giáp Tuyên Quang; phía Tây Nam giáp Lào Cai. Tại
điểm cực bắc Lũng Cú của lãnh thổ thuộc tỉnh Hà Giang có vĩ độ 23023’00” Bắc,
điểm cực nam có vĩ độ 2101’0” Bắc; điểm cực tây tại Xín Mần có kinh độ
104024'05”; điểm cực Đông và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ 105030’04”
Đông. Tỉnh Hà Giang có quốc lộ 2, quốc lộ 4C chạy xuyên suốt dọc toàn tỉnh, và là tỉnh biên giới - địa đầu của nước ta với chiều dài biên giới với Trung Quốc.
Hà Giang là một tỉnh biên giới phía Bắc có đường biên giới dài 274 km tiếp giáp với Trung Quốc. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh quốc phòng và đối ngoại. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 7.914,9 km2
. Là một tỉnh có điều kiện khí hậu, tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, KT - XH vẫn kém phát triển, nhưng lại được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ. Bao đời nay, Hà Giang luôn là “phên dậu” bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía Bắc…cũng chính vị trí địa lý quan trọng này đã tạo cho Hà Giang thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tỉnh Hà Giang có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu; là vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng; có mối quan hệ mật thiết với thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang kinh tế - kỹ thuật - đô thị quan trọng; có mối quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc thông qua các cửa khẩu hoặc đường mòn (lối mở).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính của tỉnh Hà Giang năm 2012
TT Huyện, Thành phố Tổng Số Số phường Thị trấn Số xã Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/ km2) Toàn tỉnh 195 5 177 7.914,88 763.503 96 1 TP. Hà Giang 8 5 3 133,92 51.180 382 2 Bắc Quang 23 2 21 1.098,73 107.813 98 2 Quang Bình 15 15 791,88 59.460 75 3 Vị Xuyên 24 2 22 1.495,24 99.856 66 4 Bắc Mê 13 1 12 852,59 51.114 60 5 Hoàng Su Phì 25 1 24 632,61 62.160 98 6 Xín Mần 19 1 18 583,83 61.029 104 7 Quản Bạ 13 1 12 534,33 47.183 88 8 Yên Minh 18 1 17 783,65 81.356 103 9 Đồng Văn 19 2 17 444,97 68.372 153 10 Mèo Vạc 18 1 17 563,09 73.980 131 Nguồn: [5].
2.1.2. Các điều kiện và nguồn lực tự nhiên chủ yếu
2.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Hà Giang là tỉnh miền núi cao, có địa hình phức tạp, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi cao trên 2.000m so với mặt nước biển, như dãy PuTaKha cao 2.274m, dãy Tây Côn Lĩnh cao 2.418m. Mạng lưới sông suối phân bố đều trên các loại địa hình khác nhau, độ dốc lớn làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.
Địa hình núi thấp và các dãy đồi :Gồm 4 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, và thành phố Hà Giang có cốt từ 200m 600m. Đất đá ở đây do đá biến chất cổ sinh tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng thấp, chủ yếu là đất đồi, núi phát triển trên nền đá mẹ Gơraibiôtít, Feralit đỏ vàng. Có nhiều đồi đất thoải, nguồn nước sông, suối dồi dào, thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, nhưng khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở ven các sườn đồi, ven các sông suối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Địa hình vùng cao núi đất:Gồm 2 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, có diện tích 121.645ha (Niên giám thống kê năm 2012), bị phân cắt mạnh, khu vực này là đất cổ nhất miền Bắc Việt Nam trên nền đá Gơ Nai và đá phiến mi ca thái cổ Granít. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ đốc cao (lớn hơn 250, lớn hơn 30%). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh, lại không có bồi tụ, nên tầng đất mỏng. Phần lớn đất nông nghiệp ở đây nhờ nước mưa, thậm chí trong mùa mưa cũng bị thiếu nước. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như cây chè, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc và ong. Một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng cải tạo để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi xây dựng phải ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.
Địa hình vùng cao núi đá: Gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh, nằm phía Bắc tỉnh, có diện tích 232.605 ha (Niên giám thống kê năm 2012), chủ yếu là đá vôi, địa hình hiểm trở, thiếu nước trầm trọng, các thung lũng hẹp, nhiều hang động Kaster, mạch nước ngầm sâu, có cốt từ 600m 2418m. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hoá đá vôi, khu vực này bị xói mòn rửa trôi, đất bị khô hạn, cây trồng thường xuyên đói nước. Là vùng có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới đến ôn đới, chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên vùng này lại không thuận lợi cho phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn.
Địa hình thung lũng, các sông, suối, hồ:Do quá trình phong hoá tạo sơn, đồi núi tạo địa hình bát úp do phiến thạch Mica và Micagơnai, lòng sông rộng, được tạo nên do quá trình xói mòn, rửa trôi.
2.1.2.2. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Hà Giang biểu hiện những đặc điểm của khí khậu miền Bắc, đó là: Khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và ẩm, mùa hạ nóng và mưa nhiều, được hình thành do sự kết hợp độc đáo giữa những đặc điểm cơ bản thuộc về khí hậu nhiệt đới với những dấu hiệu mùa đông của khí hậu Nam á nhiệt đới và nhân tố gió mùa trong khu vực Đông Nam Á. (Bảng 2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình trong năm của tỉnh Hà Giang
Đơn vị: 0 C Năm Trạm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Hà Giang 23,3 23,1 20,7 23,4 23,7 22,4 Bắc Quang 23,4 23,2 22,6 23,5 23,8 22,4 Bắc Mê 22,7 22,4 21,8 22,4 22,4 21,9 Hoàng Su Phì 21,9 21,5 20,8 21,9 22,3 20,8
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang2008, 2011)
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra, khí hậu Hà Giang cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc .
Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60
C - 23,90C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Về độ ẩm: Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%.
Nắng: Do cấu tạo phức tạp của địa hình nên ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa ở Hà Giang khá khác nhau, bốn huyện vùng cao Phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc hình thành hai mùa mưa và khô, lượng mây ở đây khá nhiều ( trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên đến 8 – 9/10) và tương đối ít nắng. Số giờ nắng bình quân cả tỉnh (cả năm có 1.454,9giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ.
Về lượng mưa: Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng mưa hàng năm khoảng 2.400 - 2.700 mm, riêng Bắc Quang gần 4.000 mm - được ví là "rốn" mưa của cả tỉnh. Đặc biệt, ở Hà Giang có hiện tượng mưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phùn liên tục và ít có bão. Nhưng vào mùa mưa dễ bị lụt lội, lũ quét có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của tỉnh.
Về cơ bản khí hậu tỉnh Hà Giang là khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, tính chất
này chủ yếu do điều kiện vĩ độ quyết định, một số vùng trong tỉnh có những biểu hiện của khí hậu Nam á nhiệt đới là do độ cao địa hình khá lớn và nằm sát Chí tuyến bắc. Nhìn chung khí hậu thời tiết của tỉnh thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi phát triển nghề rừng, tạo ra sự đa dạng sinh học. Tuy nhiên khs hậu thời tiết của tỉnh cũng khắc nghiệt với những đợt luc
2.1.2.3. Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước
Nhìn chung tiềm năng nước mặt của Hà Giang tương đối lớn với tổng lượng dòng chảy cả năm đạt 5x108
m3 nhưng phân bố lại rất không đồng đều theo thời gian và không gian. Chất lượng nước mặt nhìn chung là tốt, có thể sử dụng làm nguồn cung cấp cho nhiều vùng dân cư bằng hình thức cấp nước hệ tự chảy, tuy nhiên cần xử lý trước khi dùng cho ăn uống, sinh hoạt. Về mùa lũ dòng chảy lớn còn mùa kiệt dòng chảy rất nhỏ gây khó khăn rất lớn cho việc khai thác nước phục vụ sinh hoạt.
Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông, suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều, có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông. Những sông lớn chảy qua Hà Giang như sông Chảy, sông Gâm và sông Nho Quế đều chảy theo hình chữ “S” ngược.
Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưa Lung (Trung Quốc), qua biên giới Việt - Trung gần Thanh Thủy, sông Lô gặp sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ). Đây là nguồn cung cấp nước sông chính cho vùng trung tâm tỉnh. Sông Gâm bắt nguồn từ vùng Nghiêm Sơn, Tây Trù (Trung Quốc), chảy qua mỏm cực bắc gần Lũng Cú đến Mèo Vạc, chừng 30km thì chuyển theo hướng đông bắc - tây nam, rồi theo hướng bắc nam đến gần thị xã Tuyên Quang mới nhập vào sông Lô. Sông Chảy bắt nguồn từ sườn tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh 2419 và sườn đông bắc đỉnh Kiều Liêu Ti 2042m, rồi chảy tiếp một đoạn chừng 50km gần tới Mường Khương (Lào Cai). Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía tây của Hà Giang.
Sông Gâm bắt nguồn từ các dãy núi ở tỉnh Cao Bằng chảy qua huyện Bắc Mê, rồi lại quay về địa phận tỉnh Tuyên Quang. Sông uốn khúc quanh co, len lỏi qua các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dãy núi đá vôi, có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, trên sông có thuỷ điện Na Hang (ở Tuyên Quang) có công suất 342MW, chiều dài sông qua địa phận Hà Giang khoảng 36km, diện tích lưu vực khoảng 10.000km2