Nhận diện vùng biên giới Việt-Trung

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Nhận diện vùng biên giới Việt-Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, vùng biên giới Việt - Trung trên đất liền là khu vực có địa hình hiểm trở, đa dạng với các loại địa hình, từ núi cao xen kẽ các vực sâu, các thung lũng giữa núi đến các cao nguyên đá, các vùng núi trung bình và thấp, vùng đồi trung du, các cánh đồng trước núi, thung lũng sông… Vùng biên giới Việt - Trung chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản và thuỷ năng lớn nhất Việt Nam (với các sông lớn, nhỏ như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Nho Quế, sông Chảy, sông Gâm, sông Quây Sơn, sông Ka Long, sông Bằng, sông Kỳ Cùng...), đủ để phục vụ nguyên liệu cho các ngành khai thác khoáng sản, chế biến lâm thổ sản, chế biến nông sản, thuỷ sản, phát triển thuỷ điện. Núi sông liền dải đã tạo nên những nét tương đồng về văn hoá, tập quán thân thiện giữa các dân tộc hai bên quốc giới. Tình hữu nghị, sự hiểu biết và giúp đỡ nhau ngày càng được củng cố, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam và Trung Quốc đang nỗ lực tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội vì mục đích xây dựng mỗi nước trở nên phồn vinh và vững mạnh, có vị thế xứng đáng trong khu vực và quốc tế. Trước kia, tài nguyên rừng ở vùng biên giới Việt - Trung rất phong phú và đa dạng; tuy nhiên, hiện nay trữ lượng đã giảm, chất lượng thấp chủ yếu do bị tàn phá quá mức, hiện chỉ còn ở khu vực hiểm trở dọc biên giới với qui mô nhỏ, giá trị kinh tế không cao [4 / 31].

Hai vùng biên cả hai phía quốc giới Việt Nam và Trung Quốc đều là thưa dân. Phía Việt Nam, theo thống kê dân số và nhà ở 1.4.2009, tổng số dân các tỉnh biên giới Việt – Trung là 4.485,9 nghìn người., trong đó Quảng Ninh có số dân từ trên 1 triệu người; Điện Biên và Lai Châu là hai tỉnh duy nhất có số dân 0,5 triệu người, tương ứng 491,0 / 370,1 nghìn người. Tỉ lệ gia tăng dân số bình quân mười năm 1999 - 2009 bắt đầu giảm so với giai đoạn 1989 - 1999, nhưng không đều giữa các tỉnh (Điện Biên / Lai Châu 2,5%; Hà Giang / Lào Cai 1,8%, Quảng Ninh 1,3; Cao Bằng / Lạng Sơn 0,4%). Mật độ dân số không đồng đều (Lai Châu 41 người / km², Điện Biên 51 người / km², Cao Bằng 76 người/km², Lào Cai 96 người/km², Hà Giang 91 người/km², Lạng Sơn 88 người/km², Quảng Ninh 188 người/km²); cơ cấu dân tộc đa dạng, trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ dân đô thị vào loại thấp và không đồng đều (cao nhất là Quảng Ninh 50,3%; thấp nhất là Hà Giang 12,0%, các tỉnh còn lại : trên dưới 20 %). [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhìn chung, hầu hết huyện vùng cao biên giới đều rất nghèo, đời sống còn nhiều khó biên giới Việt Trung, đặc biệt là các dân tộc thiểu số. Thuộc diện 61 huyện đặc biệt ưu tiên đầu tư theo Chương Trình 30a, vùng biên giới Việt - Trung hiện có 22 huyện, trong đó có 235 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Khó khăn nhất là tỉnh Hà giang với 6 huyện và 90 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn cần ưu tiên đầu tư nhằm đẩy nhanh xoá nghèo bền vững.

Kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 (PCI), thuộc thứ hạng Tốt có Lao Cai (thứ hạng 3 sau Đà nẵng, Bình Dương), Quảng Ninh; thứ hạng Khá : Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu; Trung bình : Lạng Sơn; thứ hạng Thấp : Cao Bằng.

Vùng biên giới Việt Trung, theo dự báo, đến năm năm 2020 khoảng gần 6 triệu người; đất xây dựng đô thị đến năm 2010 - khoảng 22.870 ha, bình quân 120 - 135 m2/người; đến năm 2020 - khoảng 40.250 ha, bình quân 115 - 140 m2/người; phát triển điểm dân cư nông thôn : di chuyển, ổn định cho khoảng 5.600 hộ (khoảng 28.800 người) ra sát vùng biên giới, đến năm 2010 ổn định đời sống cho khoảng 97.300 hộ (khoảng 512.800 người cư trú trên 2.075 thôn) theo Quyết định số 120/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 06 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển KTXH tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010; xây dựng mới khoảng 130 điểm, cụm trung tâm xã (quy mô tối thiểu từ 15 - 50 hộ / điểm - cụm).

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)