7. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Chính sách phát triển các địa phương vùng biên giới Việt-Trung
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng,… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập, trình độ học vấn, xoá đói giảm nghèo, xoá nạn mù chữ,…cho nhân dân vùng biên giới, đặc biệt là cho cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Do vậy, căn cứ vào tính đặc thù của vùng biên giới, và tính bổ sung lẫn nhau giữa hàng hoá của hai phía Trung -Việt các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước giảm nhẹ khâu xét duyệt hạn ngạch buôn bán qua biên giới, giảm mạnh thủ tục trình báo, xét duyệt khỏi để mất những thời cơ kinh doanh. Đồng thời, đối với những sản phẩm không thuộc loại Nhà nước quản lý nghiêm ngặt, thì nới lỏng, tiến tới xoá bỏ việc xét duyệt hạn ngạch. [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyên tắc chung là đôi bên cùng có lợi, cùng thắng (win - win) cần được thể hiện với một lộ trình thống nhất quản lý, dễ dàng thanh toán, lợi ích cùng hưởng, không đổ rủi ro cho nhau. Bộ Công thương thống nhất quản lý công tác mậu dịch biên giới. Ở cấp địa phương các sở thương mại thành lập phòng quản lý mậu dịch biên giới; mỗi huyện biên giới có cán bộ trực tiếp theo dõi quản lý các hoạt động mậu dịch biên giới theo tinh thần tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương, có mạng thông tin riêng để tổng hợp và theo dõi hàng tháng có giao ban định kì để rút kinh nghiệm và chỉ đạo.
Hiện nay, trong quản lý biên giới và cửa khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam, do mỗi bên xuất phát từ lợi ích của mình, còn tồn tại nhiều rào cản, các doanh nghiệp và nhân dân vùng biên giới đã có nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ.
Tuy nhiên, giữa Việt Nam và Trung Quốc có sự khác nhau về quan niệm mậu dịch biên giới, dẫn tới việc thực thi các chính sách kinh tế biên giới / biên mậu gặp nhiều khó khăn, rào cản. Hơn nữa, phía Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm quản lý mậu dịch biên giới hơn, Trung Quốc quan niệm mậu dịch biên giới gồm 2 hình thức : (1) Mậu dịch chợ biên giới là khu vực nằm trên tuyến đường biên giới trong vòng khoảng 20 km tính từ đường biên giới vào nội địa; (2) Mậu dịch tiểu ngạch biên giới chỉ dành cho các xí nghiệp thuộc các huyện / thị biên giới (hay còn gọi là các xí nghiệp ở khu vực biên giới). Các xí nghiệp này được nhà nước phê chuẩn quyền kinh doanh mậu dịch tiểu ngạch biên giới và được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước về thuế, về thanh toán, mặt hàng và cửa khẩu.
Khái niệm về mậu dịch biên giới cũng chưa rõ ràng, do vậy rất khó phân biệt hàng chính ngạch và buôn bán trao đổi của cư dân biên giới. Trong Hiệp định mua bán hàng hoá ở vùng biên giới Việt –Trung có ghi: "Mua bán hàng hoá ở vùng biên giới là hoạt động mua bán hàng hoá của các doanh nghiệp được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ở vùng biên giới theo quy định của mỗi bên". Trước hết phải xác định rõ về khu vực buôn bán mậu dịch biên giới, lấy phạm vi không gian là các xã và thị trấn có đường biên giới tiếp giáp với nước láng giềng.
Trong phát triển mậu dịch qua biên giới Trung -Việt, hoạt động kinh tế cửa khẩu (bordegate economic activities) có một vai trò không thể thay thế. Cửa khẩu là cửa ngõ của nền kinh tế Trung Quốc liên hệ với bên ngoài, là nơi tập trung và toả đi của hàng hoá vật tư Trung Quốc và nước ngoài. Do vậy, hình thành một mạng lưới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cửa khẩu có công năng đầy đủ, có lợi thế tập trung và lan toả rộng lớn là một nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế vùng ven biên giới Trung - Việt. Xây dựng cửa khẩu vấn đề đầu tiên là vấn đề tiền vốn. Dựa vào ưu thế của cửa khẩu, người ta đưa ra những chính sách ưu đãi, kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư, huy động nguồn lực của các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cửa khẩu; trong đó có một nguyên tắc từ đất mà tạo ra tiền, khai thác nhiều nguồn vốn phục vụ cho việc xây dựng cửa khẩu.
Trước hết, phải kết hợp việc xây dựng cửa khẩu với xây dựng thành phố, thị trấn, phát huy những cơ sở hạ tầng và tài sản vốn có, đẩy mạnh việc phát triển giao thông, thông tin, kho tàng, bến bãi, nhà hàng, khách sạn, làm cho nguồn hàng hoá đến nhanh - nhiều, bảo quản tốt, toả đi thuận lợi, thực sự đạt mục tiêu hàng hoá lưu thông dễ dàng, vật tư đến tay chủ theo đúng địa chỉ. Thứ hai, phải kết hợp việc xây dựng cửa khẩu với việc xây dựng hệ thống thị trường, vừa phát triển thị trường tổng hợp, làm tốt thị trường chuyên ngành, thị trường bán buôn; làm tốt thị trường hàng hoá đã có, thị trường đặt hàng, thị trường vô hình; phát triển thị trường hàng hoá, xây dựng thị trường tiền tệ, thị trường thông tin v.v... làm cho cửa khẩu trở thành nơi tập kết và phân tán hàng hoá, đồng thời là trung tâm thương mại, tiền tệ, thông tin. Thứ
ba, phải kết hợp xây dựng cửa khẩu với công nghiệp gia công xuất nhập khẩu, thu
hút vốn, kĩ thuật và công nghệ trong nước và nước ngoài, khai dụng các nguồn tài nguyên, khai thác thị trường song phương cả bên này và bên kia quốc giới, tạo ra những khu công nghiệp gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu hướng vào thị trường Việt Nam cũng như xâm nhập sâu vào thị trường nội địa Trung Quốc.