Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 115 - 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.Mục tiêu phát triển

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần cụ thể hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tỉnh trong vùng;

- Gắn phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng, an ninh; - Làm công cụ điều phối, kiểm soát phát triển.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đô thị cùng với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.

- Định hướng phát triển mạng lưới đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch vùng đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2007, phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn của toàn quốc trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

- Xây dựng hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn có phân bố và cự ly hợp lý nhằm ổn định dân cư biên giới, giữ vững biên giới, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.

- Quy hoạch mạng lưới các đô thị, các trung tâm cụm xã và điểm dân cư nông thôn nhằm khai thác tối đa các thế mạnh của địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

- Làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập quy hoạch, soạn thảo các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn của tỉnh.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Các chỉ tiêu về kinh tế:Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015: 14,6%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,5% ; công nghiệp tăng 19,5% ; dịch vụ tăng 17,5%; bình quân giai đoạn 2016-2020: 14,5% năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6% ; công nghiệp tăng 15,8% ; dịch vụ tăng 18,5%.

- GDP bình quân đầu người đến 2015: đạt 18 triệu đồng trở lên, bằng 60% bình quân cả nước; năm 2020: đạt 25,6 triệu đồng/người, bằng 80% bình quân cả nước.

- Chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế ngành năm 2015: công nghiệp xây dựng 36,0%, dịch vụ 39,0 %, nông lâm nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25,0%. Cơ cấu kinh tế ngành năm 2020: công nghiệp xây dưng 39%, dịch vụ 40%, nông lâm nghiệp 21%.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy năm 2015 đạt 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 35%; năm 2020 đạt 1.500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 16%. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh năm 2010 là 19,4 triệu USD, đến năm 2015 đạt 78 triệu USD và năm 2020 đạt 180 triệu USD.

- Năm 2015: Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ ; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ trở lên. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 40 vạn tấn vào năm 2015.

- Sau năm 2010, mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% - 5% theo chuẩn nghèo hiện hành (chuẩn nghèo cũ, chuẩn nghèo mới).

- Duy trì phổ cập THCS bền vững; phổ cập THPT đạt 60% năm 2015 và 80% năm 2020. 2015 học sinh được học nghề, cao đẳng, đại học đạt 60% và đến 2020 đạt 75-80%. Tỷ lệ huy động: trẻ 0- 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; trẻ 6-14 tuổi đến trường đạt 98% vào năm 2015.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45% năm 2015 và 50% vào năm 2020.

- Sau năm 2010 có 100%, số trạm y tế xã có bác sỹ, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt đạt 70% năm 2015 và 85 % năm 2020; 100% dân cư các thị trấn, thị xã, huyện lỵ được sử dụng nước sạch vào năm 2015.

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa 70% vào năm 2015. Đến năm 2015 có 50% số xã của tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh). Đến năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh).

- Đạt tỷ lệ 70 thuê bao điện thoại/ 100 dân đến năm 2015. Đạt tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92% vào năm 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.1: Một số mục tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh Hà Giang thời kỳ 2010 - 2020

ĐVT 2010 2015 2020

1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 13 14 14,5

2 Cơ cấu kinh tế

Nông lâm nghiệp % 32 25 21

Công nghiệp - Xây dựng % 30 36 39

Dịch vụ % 38 39 40

3 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua

cửa khẩu

Tr.

USD 250 700 1500

4 Thu ngân sách/GDP % 14 15-16 18-20

5 GDP/người (hiện hành) Tr.đ 7.2 15 25.6

GDP/người (so cả nước) % 48 60 80

6 Cơ cấu lao động

Nông lâm nghiệp % 75 67 60

Công nghiệp+ Xây dựng % 9 12 14

Dịch vụ % 16 21 26

7 Giải quyết việc làm hàng năm Người 13.000 15.000 16.000

8 Lao động qua đào tạo % 26 36 45-50

9 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,45 1,29 1,13

10 Tỷ lệ hộ nghèo % 18 Giảm 3-

5%/ năm

Giảm 3- 5%/ năm

11 Tỷ lệ che phủ rừng % 55 60 65

12 Tỷ lệ dân số nông thôn dùng

nước sạch % 60 70 85

13 Số hộ có công trình hợp vệ sinh % 40 70 95-100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Giang đến 2020

Chỉ tiêu 2015 2020

Tốc độ tăng (%) 2011-

2015 2016-2020

1. GDP (giá ss 1994 -tr. đồng). 4.991.557 9.823.438 14,6% 14,50%

2. GDP b.quân đầu người

(tr.đồng) 15,0 25,6

GDP/người so với cả nước(%). 60,0% 80,0% 12,0% 5,92%

3. Giá trị kim ngạch XNK qua

cửa khẩu (triệu USD) 700 1500 35,0% 25,0%

Trong đó của tỉnh 78 180 32,0% 18,0%

4. Dân số (nghìn người) 786,6 832 1,3% 1,13%

5. Cơ cấu trong GDP (%) 100 100

- Dịch vụ 39,5 40 17,5 % 18,5%

- CN + XD 34,1 39 19,5 % 16,5%

- NN-TS 26,4 21 5,5 % 5,0%

6. Tỷ lệ hộ nghèo(%) 3-5% năm 3-5% năm

7. Lương thực bình quân đầu

người (Kg/ng) 450 450

Nguồn: [29]

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 115 - 119)