Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 83 - 102)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo ngành

2.2.2.1. Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) của tỉnh có nhiều hình thức như hộ gia đình, trang trại, vùng chuyên môn hóa, tiểu vùng nông nghiệp... Trong đó, vùng chuyên môn hóa và tiểu vùng nông nghiệp được phân tích lồng ghép trong tiểu vùng kinh tế (3 tiểu vùng kinh tế). Ở phần này, đề tài chỉ đề cập đến hình thức hộ gia đình và trang trại. Riêng trang trại được chú trọng đánh giá do tính chất phổ biến và vai trò nổi bật trong chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa và trong quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

a) Tiểu vùng nông nghiệp

Hà Giang có 150 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và trên 552 nghìn ha đất lâm nghiệp, toàn tỉnh được chia làm 3 vùng tự nhiên, kinh tế khác nhau. Đặc điểm và hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lương thực của Hà Giang gắn chặt với mỗi vùng đất và kiến thức bản địa của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Không phải ngẫu nhiên, các số liệu về tình hình sản xuất lương thực của 3 tiểu vùng lại có sự khác biệt về cơ cấu các loại cây lương thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.7: Bản đồ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Hà Giang

(Nguồn: Tác giả biên tập)

1368 830 2355 1279 4275 3757 2723 6571 5248 8401 649 7266 4506 12914 7162 20975 21360 12870 36756 29024 46643 3412 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 TP Hà Giang Bắc Quang Quang Bình Vị Xuyên Bắc Mê Hoàng Su Phì Xín Mần Quản Bạ Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc Ha Tấn 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 Diện tích Sản lượng

Diện tích và sản lượng lúa Hà Giang

259 2755 2277 4274 4803 3784 5843 6127 7582 7047 7757 23834 23488 25445 21489 12229 14388 13681 7111 16459 852 9730 0 2000 4000 6000 8000 10000 TP Hà Giang Bắc Quang Quang Bình Vị Xuyên Bắc Mê Hoàng Su Phì Xín Mần Quản Bạ Yên Minh Đồng Văn Mèo Vạc Ha Tấn 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Diện tích Sản lượng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Điều kiện địa hình của các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên chủ yếu là đồi núi thấp, có các thung lũng khá rộng dọc sông Lô và các con suối. Các điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước có nhiều thuận lợi cho việc phát triển lúa nước. Do vậy, các huyện này có sản lượng lúa bình quân đầu người đạt mức 350 - 400 kg/người/năm. Đây là một con số ấn tượng đối với một địa phương miền núi, có diện tích đất trồng lúa ít như Hà Giang.

Bảng 2.11: Diện tích và sản lƣợng gieo trồng cây lƣơng thực có hạt theo tiểu vùng năm 2010

TT Tên tiểu vùng

Sản xuất lúa Sản xuất ngô

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) BQ đầu người (kg/ng) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) BQ đầu người (kg/ng.) 1 KV núi thấp 22994,8 123210,9 351 13142,0 38493,8 285 TP. Hà Giang 669,3 3632,3 75 245,5 847,0 17 H. Vị Xuyên 6358,5 34403,0 355 3969,3 11485,0 118 H. Bắc Mê 2623,0 12283,4 253 4341,8 12078,7 248 H. Bắc Quang 8124,5 43804,8 415 2544,1 8079,1 76 H. Quang Bình 5219,5 29087,4 508 2041,3 6004,0 105 2 KV vùng cao núi đá 5632,0 29717,6 116 26873,9 76223,9 284 H. Đồng Văn 831,5 4384,6 67 6400,0 18368,0 280 H. Mèo Vạc 1333,7 6701,3 94 7489,2 20662,6 290 H. Yên Minh 2225,5 12054,4 154 7107,7 20319,9 258 H. Quản Bạ 1241,5 6577,3 145 5877,0 16873,4 371 3 KV vùng cao núi đất 7882,0 41239,5 345 7543,5 21624,1 185 H. Hoàng Su Phì 3699,0 20630,6 341 3093,7 9581,9 158 H. Xín Mần 4183,0 20608,9 348 4449,8 12042,2 203 Toàn tỉnh Hà Giang 36509,4 194168,0 263 45559,4 136341,8 185

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các huyện vùng cao núi đất (Hoàng Su Phì và Xín Mần) nằm trên khối núi thượng nguồn sông Chảy có nguồn nước phong phú, thuận lợi cho tập quán canh tác lúa nước ở ruộng bậc thang. Vì vậy, đồng bào các dân tộc Nùng, Dao, La Chí…có truyền thống sử dụng lúa gạo là lương thực chính, sản lượng lúa bình quân đầu người khác cao và đạt trên 340 kg/ người/năm. Ngoài ra, đồng bào còn trồng ngô và các loại hoa màu khác.

Khác biệt với hai tiểu vùng nói trên, vùng cao núi đá của Hà Giang được coi là “vương quốc” của cây ngô. Cơ cấu bữa ăn của người Mông ở cao nguyên Đồng Văn chủ yếu là ngô, thể hiện rõ dấu ấn của truyền thống canh tác ngô nương rẫy trên cao nguyên đá. Ngô được chế biến thành hai loại: một là mèn mén (dùng thay cơm), hai là làm bánh ngô trong những ngày lễ tết, hội hè. Ngoài lúa và ngô, các loại cây ăn quả có múi khá phát triển như cam, chanh, quýt, bưởi; cây công nghiệp chủ yếu là chè. Ngành chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm và nuôi trồng thủy sản…, nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày, chè, đậu tương, lạc, rau an toàn, hoa chất lượng cao được hình thành, chăn nuôi đang phát triển theo hướng hàng hóa. Hà Giang đã hình thành những vùng tập trung sản xuất hàng hóa như: chè 14.800 ha, đậu tương 15.000 ha, cam 47.000 ha, tập trung phát triển trồng cỏ gắn với chăn nuôi đại gia súc hàng hóa, nhất là ở các huyện vùng cao núi đá. Các hệ canh tác điển hình gồm:

- Hệ canh tác trồng ngô và hoa màu của dân tộc Mông, Giáy, Lô Lô ở vùng cao núi đá phía bắc Hà Giang. Không giống như các dân tộc khác cư trú ở vùng núi đất, các dân tộc ở cao nguyên Đồng Văn sống trong môi trường núi đá nên thực hiện định canh định cư gặp nhiều khó khăn. Bằng sức lao động cần cù và sự sáng tạo, người Mông và các dân tộc khác ở cao nguyên đá đã sáng tạo ra một phương thức canh tác vô cùng độc đáo phù hợp với môi trường sống của mình là nương xếp đá và thổ canh hốc đá. Nương xếp đá là loại canh tác định canh, phân bố gần bản làng, trồng cây lương thực (chủ yếu là ngô), hoa màu với trình độ thâm canh khá cao.

- Hệ canh tác trồng lúa và hoa màu trên ruộng bậc thang của dân tộc Nùng, Dao ở vùng cao núi đất phía tây Hà Giang. Ruộng bậc thang ở vùng núi thượng nguồn sông Chảy đã được đồng bào các dân tộc khai thác từ hàng trăm năm nay, thay thế cho việc làm nương làm rẫy. Từ đời này qua đời khác, con người nơi đây lấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ruộng bậc thang làm kế sinh nhai. Đồng thời, ruộng bậc thang cũng đánh dấu quá trình định canh định cư, đem lại cuộc sống ấm no hơn cho đồng bào các dân tộc. Tiêu biểu là hệ thống ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, một công trình lao động sáng tạo của bà con các dân tộc vùng cao nơi biên giới cực Bắc của Tổ quốc có giá trị lịch sử, văn hóa và là điểm nhấn trên bức tranh cảnh quan đa sắc màu về một vùng cao biên giới phía bắc của tổ quốc.

- Hệ thống canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây chè của đồng bào các dân tộc vùng đồi núi thấp. Bên cạnh các nương chè cổ thụ (chè shan tuyết) của đồng bào các dân tộc bản địa, từ những năm 1960, Hà Giang đã hình thành các nông trường chuyên canh chè với phương thức canh tác hiện đại, đến nay vẫn là các cùng chuyên canh chè quan trọng của Hà Giang. Cây ăn quả với vùng chuyên canh cam ở huyện Bắc Quang.

Định hình một số vùng chuyên canh sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có quy mô lớn. Số liệu thống kê trong bảng trên cho thấy mức độ tập trung sản xuất hàng hoá không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh mà còn trao đổi thị trường, làm cơ sở để trao đổi hàng hoá với thị trường trong nước và quốc tế, trước hết với thị trường huyện Châu Văn Sơn Vân Nam Trung Quốc.

Bảng 2.12: Một số cây trồng, vật nuôi tập trung theo địa bàn 2012

Tập trung tại các huyện

Đơn vị tính

(Diện tích ha/ diện tích toàn tỉnh)

Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%)

1 Diện tích lúa Bắc Quang, Quang Binh,

Vị Xuyên

19830,0 ha /

36217,1 ha 54,75%

2. Diện tích ngô Xín Mần, Quản Bạ, Yên

Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc

26119,2 ha

/49941,9 ha 52,3%

3 Diện tích sắn Bắc Quang, Hoàng Su Phì,

Quang Bình 3244,6 ha/ 4859 ha 66,7% 4. Diện tích đậu tương Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quan Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc

19773,5 ha /

21279,9 88,2%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chè Vị Xuyên, Hoàng Su Phì,

Xín Mần

18783,0 ha

6 Diện tích

trông cam Bắc Quang, Quang Binh 1318.5 ha /

1428,8 ha 92,2 ha

7 Đàn trâu

Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần

139838 con /

156311 con 89,5%

8 Đàn bò

Bắc mê, Hoàng Su Phì,Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng vưn, Mèo vạc

100239 con /

200960 con 97,4%

9 Đàn lợn

Bắc Quang, Quang Bình,Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bậ, Yên Minh 322326 con / 461018 con 69,9% 10 Đàn dê Bắc Quang, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc 125841 con / 145411 con 85,6% 11 Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản Bắc Quang,Quang Bình,Vị Xuyên, Bắc Mê 1360,3 ha / 1601,8 ha 84,9%

Nguồn : Xử lý từ Niên giám Thống kê tỉnh Hà Giang 2012 b) Kinh tế trang trại

Kinh tế trang trại ở Hà Giang bắt đầu được hình thành từ sau những năm đổi

mới, khi có các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, song trong những năm đầu mới hình thành, kinh tế trang trại phát triển không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa cải thiện được đời sống người dân khu vực nông thôn. Từ khi ban hành Nghị quyết số 03 ngày 2/2/2000 của Chính phủ, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Nhờ đó, đến nay kinh tế trang trại đã có những bước phát triển.

Số lượng trang trại trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm trở lại đây ngày càng tăng cùng với sự đa dạng của các loại hình sản xuất. Năm 2012, toàn tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có 201 trang trại, với tổng diện tích 1.091ha, giá trị hàng hóa của các trang trại đạt 804 triệu đồng và giải quyết việc làm cho 5.628 lao động nông nhàn tại địa phương.

Giai đoạn 2005 - 2012 số lượng các trang trại có xu hướng ngày càng tăng, từ 88 trang trại (2005) lên 201 trang trại (2012), tăng bình quân 22,8 trang trại /năm,nguyên nhân do sự tăng mạnh của loại hình trang trại chăn nuôi và trang trại trồng rau, hoa trái vụ ở vùng cao, trang trại sản xuất rau an toàn. Số lượng giữa các loại hình trang trại cũng có những thay đổi phù hợp với điều kiện cảu từng địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6 loại hình trang trại, số lượng tăng nhiều nhất là trang trại chăn nuôi, trang trại trồng hoa, rau trái vụ và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tính đến hết năm 2010, số lượng trang trại chăn nuôi của toàn tỉnh tăng gấp 1,6 lần, trang trại trồng hoa, rau trái vụ tăng gấp 2,7 lần, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005

Mô hình trang trại bắt đầu phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế các sản phẩm hàng hoá nói trên, phổ biến nhất là loại hành trang trại sản xuất, chế biến chè, chăn nuôi lợn, trồng hoa, rau trái vụ. Theo đánh giá chung, mô hình trang trại nông nghiệp bắt đầu đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Gần đây một số chủ trang trại phát triển chế biến thủ công, hoặc áp dụng cơ khí nhỏ nhưng có hiệu quả như sấy, đòng gói sản phâm, xây dựng thương hiệu chào bán trên thị trương thành phố, và xuất khẩu. ( Văn kiện Đại hội Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2013)

Mô hình cánh đồng mẫu lớn đang được triển khai thí điểm ở huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê. Đang thí điêm trồng cao su lấy mủ và một số cây trông mới do khuyến khích của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2.2.2. Tổ chức lãnh thổ ngành công nghiệp

Trong bức tranh TCLTCN tỉnh Hà Giang, nổi bật lên là hình thức Khu/ cụm công nghiệp. Đến năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 01 khu công nghiệp (khu công nghiệp Bình Vàng) và 5 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập (Nam Quang, Thuận Hòa, Minh Sơn 1, Tùng Bá, Minh Sơn 2); 2 cụm công nghiệp được quy hoạch chi tiết (Nam Quang, Thuận Hòa). Có 4 cụm công nghiệp đang điều chỉnh (Thuận Hòa 75 ha, Minh Sơn 195 ha, Tùng Bá 60 ha, Minh Sơn 260 ha).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cho đến nay, khu công nghiệp Bình Vàng là khu công nghiệp duy nhất ở Hà Giang đi vào hoạt động. Khu công nghiệp Bình Vàng có chủ trương thành lập từ năm

2006 theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Đến nay đã có 17 dự án đăng ký đầu tư vào KCN Bình Vàng. Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Giang đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án, chấp thuận đầu tư cho 1 dự án với tổng số vốn đăng ký 4.863,27 tỷ đồng, trong đó vốn thực hiện khoảng 1.200 tỷ đồng. Loại hình sản xuất thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp: Vật liệu xây dựng, luyện kim, chế biến khoáng sản, sản xuất giấy, chế biến gỗ;

Hiện tại KCN Bình Vàng (thuộc địa bàn huyện Vị Xuyên) đã có 3 dự án được triển khai đi vào hoạt động có hiệu quả. Đó là Trung tâm Đào tạo, sát hạch lái xe mô tô và xe cơ giới đường bộ; Nhà máy gạch không nung theo công nghệ "đất hóa đá" và Nhà máy sản xuất Ferro mangan của Công ty TNHH Ban Mai. Các dự án bước đầu đã giải quyết việc làm cho một phần lao động địa phương và đóng góp không nhỏ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Cuối năm 2013, có thêm 2 dự án trong KCN Bình Vàng đi vào hoạt động. Đó là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ferro mangan và silico mangan công suất 40.000 tấn/năm của Công ty cổ phần mangan Việt Bắc. Hiện dự án đã hoàn thành giai đoạn I chế biến xỉ giàu và tiến hành xây dựng giai đoạn II là xây dựng dây chuyền lò điện hồ quang chế biến ferro mangan và silico mangan. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2013 đến nay, giá trị khối lượng sản xuất ferro mangan và silico mangan của Nhà máy đã thực hiện được khối lượng đạt trên 100 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.8: Bản đồ Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Hà Giang

(Nguồn: Tác giả biên tập)

Cơ cấu CN phân theo ngành năm 2012

15%

27% 56%

2%

Khai thác Chế biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đặc biệt, dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất tinh quặng vê viên có công suất 300.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Đầu tư khoáng sản An Thông (thuộc Tập đoàn Hòa Phát) đã xây dựng đạt trên 95% khối lượng công trình. Việc lắp đặt dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất đã đạt khoảng gần 90%. Dự kiến trong trung tuần tháng 10/2013, Nhà máy sẽ đi khánh thành và đi vào hoạt động. Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, giá trị khối lượng thực hiện của Nhà máy đạt gần 140 tỷ đồng.

b) Cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 83 - 102)