7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Khái quát chung về nền kinh tế
2.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP
Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng, với quy mô của năm sau luôn lớn hơn năm trước (Hình 2.5). Giai đoạn 2002 – 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tương đối cao, nhưng chưa được ổn định và bền vững. Từ năm 2002 đến 2004 mặc dù quy mô kinh tế tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm nhưng không đáng kể: từ 10,48% xuống 10,1% và từ năm 2004 đến 2010 tốc độ tăng truởng tăng đêu và đến 2012 lại giảm xuống 10,06%. Mặc dù vậy, giai đoạn 2002 – 2012 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Giang vẫn cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1,363.80 1,808.80 2,435.50 3,673.80 6,479.30 9,912.50 12.86 10.6 12.05 11.12 10.1 10.48 0.00 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm Tỉ đồng 0 2 4 6 8 10 12 14 % GDP (Tỉ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) ▲ ▲
Hình 2.5: Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 – 2012
Nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn 10% trong nhiều năm liên tục từ 2002 đến 2012 nên quy mô kinh tế đã tăng đáng kể và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển so với trung bình cả nước.
Tỉnh Hà Giang, GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12,7%, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 12,9 triệu đồng, gấp 4,03 lần so với năm 2005 ( 3,2 triệu đồng). Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm trên 30%. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao năm 2009 còn 21,52%, (theo chuẩn nghèo mới tỷ lệ đói nghèo chiếm 35,38%); tỉnh có 6 huyện/62 huyện của cả nước vào diện đặc biệt khó khăn.
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012
1 Dân số trung bình 1000 người 737,8 749,5 763,5
2 GDP (giá ss 2010) Tỷ đồng 6479,3 7285,8 8058,1
3 GDP /đầu người Nghìn đồng 8.780,5 11.140,0 12.980,0
4 Tổng giá trị hàng hóa
Xuất khẩu 1000 USD 10.494,3 24.210,7
5 Tổng giá trị hàng hóa
nhập khẩu 1000 USD 11.172,4 24.111,4
6 Thu ngân sách nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7 Chi ngân sách địa
phương Tỷ đồng 5630,9 73784,2 9569,4 8 Tỷ lệ hộ nghèo % 41,8 35,38 30,13 9 Lương thực bình quân đầu người (Kg/ng) 448 478 487
10 Thực hiện vồn đầu tư
phát triển trên địa bàn Tỷ đồng 4 545,3 4 557,4 4 976,2
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012 – Quy hoạch xây dựng vùng Hà Giang 2.2.1.2. Cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2001 – 2012 cơ cấu GDP theo ngành của Hà Giang có sự chuyển dịch theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chung của cả nước. Tuy vậy tỉ trọng của nhóm ngành nông - lâm thủy sản còn cao mặc dù có giảm ( từ 48,08% năm 2001 xuống 38,75% năm 2012). Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD và dịch vụ tăng liên tục ( lần lượt từ 21,28% lên 25,18% và từ 30,66 lên 36,07%) trong cùng giai đoạn. ( Hình 2.5).
Nhìn chung về tốc độ cũng như cơ cấu kinh tế ở Hà Giang , mặc dù trong những năm gần đây có tiến bộ, nhưng chuyển dịch còn chậm. Điều này phản ảnh trình độ phát triển, phân công lao động còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ mới khởi săc, chưa đủ sức để chuyển đổi nền kinh tế sang giai đoạn tăng trưởng nhanh và bền vững. Hình 2.5 Cơ cấu GDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 - 2012
36.78 40.43 25.05 22.84 38.17 36.73 38.75 42.03 48.08 25.18 21.28 23.09 36.07 34.88 30.66 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2005 2008 2010 2012
Nông lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.2.1.3. Sự phát triển của các ngành kinh tế a) Nông - lâm và thủy sản
Trong thời kỳ 2006-2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân ở mức cao, nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Giang, đặc biệt là giải quyết nhu cầu lương thực, thực phẩm tại chỗ; xoá đói giảm nghèo và giữ ổn định chính trị – xã hội trên địa bàn nhất là các khu vực biên giới; bảo vệ rừng đầu nguồn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Duy trì, khôi phục, nâng cấp công nghệ các ngành nghề thủ công truyền thống, mang tính văn hoá của các vùng dân tộc trong tỉnh: dệt lanh, thổ cẩm, may quần áo dân tộc, mây tre đan, trồng và chế biến chè, sản xuất vật liệu xây dựng, rèn, đúc lưỡi cầy, cuốc ở các địa bàn trong tỉnh.
Bảng 2.9: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (Giá hiện hành) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2012
GTSX (Triệu đồng – giá thực tế) Cơ cấu (%)
2001 2005 2012 2001 2005 2012
Tổng số 673.577 1.105.680,8 5.776.851 100 100,00 100,000
Trồng trọt 546.537 840.430,2 4.115.743 81,14 76,01 71,25
Chăn nuôi 123.925 260.673,6 1.659.489 18,40 23,58 28,23
Dịch vụ 3.115 4.505,0 1.619 0,46 0,41 0,03
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2004,2009,2012
Trong những năm gần đây, giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh phát triển khá mạnh cả về diện tích, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi năm 2012 thì trồng trọt là hoạt động kinh tế chủ đạo chiếm 71,25%, chăn nuôi ở vị trí thứ 2 chiếm 28,23% dịch vụ chỉ chiếm 0,03%
- Ngành trồng trọt: Nét nổi bật trong sản xuất nông nghiệp là đã tự túc lương thực tại địa bàn, bình quân lương thực có hạt khá cao, tương ứng các năm 2010, 2012 là 448 kg, 487 kg / người. Năng suất lúa khá cao , đạt 54,17 tạ/ ha (2012). Bên cạnh cây lúa, Hà Giang phát triển sản xuất ngô, năm 2012 đạt chỉ tiêu cao về diện tích: 52.508,6 ha, sản lượng đạt 166 706,0 tạ và năng suất đạt 32,1 tạ /ha. [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hà Giang nổi bật bởi sản xuất và trao đổi ngoại vùng chè đặc sản (chè tuyết / shan) và cam Hà Giang:
+ Cây chè là cây trồng đặc trưng của tỉnh và được xác định là cây kinh tế mũi nhọn giúp người dân xoá đói, giảm nghèo, giúp các huyện phát triển kinh tế bền vững. Chè Hà Giang đã phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng, bước đầu hình thành được vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, diện tích chè phát triển mạnh, diện tích trồng mới chè hàng năm đều tăng. Tính từ năm 2005 đến nay, bình quân mỗi năm trồng mới được gần 1.000 ha, nâng diện tích chè toàn tỉnh năm 2010 là 18.944,8 ha,(năm 2005 là 15.018,0 ha) đến năm 2012 là 19.443,7 ha, trong đó có 15.637,4 ha chè cho thu hoạch. Diện tích chè tập trung chủ yếu ở các huyện: Bắc Quang; Vị Xuyên; Hoàng Su Phì; Quang Bình; Xín Mần. Sản lượng chè của tỉnh cũng đã có sự tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005 đạt 33.878,4 tấn; năm 2010 đạt 43.034,4 tấn; đến năm 2012 đạt 58.675,0 tấn sản lượng chè búp tươi. [5].
+ Cây cam, quýt ( đặc biệt là Cam sành) là cây ăn quả đặc sản của tỉnh Hà Giang, được trồng chủ yếu tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Cây cam sành đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hình thành nên các vùng cây ăn quả đặc sản của tỉnh. Tỉnh Hà Giang là một trong những vùng trồng cam quýt có tiếng của cả nước. Thời điểm phát triển nhất diện tích cam quýt đã lên đến hơn 3.000 ha với sản lượng đạt khoảng gần 30 nghìn tấn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, nên những năm qua diện tích và sản lượng cam quýt trên địa bàn tỉnh đã suy giảm mạnh, cụ thể năm 2008 diện tích trồng cam, quýt của tỉnh đạt 3.253,4 ha, năm 2010 giảm xuống còn 2.972,4 ha, đến năm 2012, diện tích cam quýt toàn tỉnh chỉ còn 1.674,6 ha. [5]
Ngoài ra Hà Giang còn một số cây khác khá nổi tiếng như mận, đào, lê, lạc, đậu tương. Đặc biệt trong những năm gần đây cây Cao su mới được đưa vào trồng ở tỉnh Hà Giang tập trung ở các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên nơi có điều kiện địa hình và khí hậu tương đối thích hợp.
- Ngành chăn nuôi: Những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang có sự chuyển biến tích cực. Tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 23,58% năm 2005 tăng lên 28,23% vào năm 2012, tạo được một bước chuyển dịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Cũng như các tỉnh ở Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ khác, Hà Giang là tỉnh có khí hậu phù hợp với phát triển chăn nuôi gia súc lớn đặc biệt là trâu, bò, dê và ngựa. Số lượng bò, trâu, dê, ngựa không ngừng tăng qua các năm.
Bảng 2.10: Số lƣợng một số vật nuôi của tỉnh Hà Giang 2005 - 2012
Loại gia súc, gia cầm Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012
Trâu (con) 138.104 146.378 158.277 158.717 Dê (con) 109.460 153.171 155.580 146.187 Bò (con) 72.679 90.177 101.683 103.757 Ngựa (con) 12.685 6.465 5.699 4.546 Lợn 329.312 372.985 431.475 479.524 Gia cầm(nghìn con) 2.138,7 2.755,5 3.100,5 3.508,9
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2008, 2012) - Ngành lâm nghiệp: Lâm nghiệp Hà Giang có bước phát triển khá, độ che phủ rừng tăng nhanh, đến nay độ che phủ đạt trên 50% và đã quy hoạch 3 loại rừng. Hàng năm ngành lâm nghiệp đã cung cấp đủ nhu cầu gỗ, củi cho xây dựng và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp theo giá hiện hành tăng nhanh, từ 233,58 tỉ đồng năm 2008 lên 444,73 tỉ đồng năm 2010, và đạt 524,79 tỉ đồng năm 2012 tăng 2,24 lần (giá hiện hành). Những năm gần đây, nhân dân trong tỉnh đã có ý thức phát triển kinh tế rừng và mô hình này ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhiều hộ gia đình và cộng đồng. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật và công nghệ mới đang từng bước được áp dụng trong sản xuất.
- Ngành thủy sản những năm gần đây có chỉ số phát triên khá, trong những năm phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) năm 2005 đạt 17.186,4 ttriệu đồng, đến năm 2010 đạt 44.519 triệu đồng và tăng lên 82.047 triệu đồng năm 2012 ( tăng lên gấp gần gấp 2 lần trong 2 năm)
Hiện nay, hoạt động nuôi trồng đang được đầu tư, phát triển mạnh. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 1.563,60 năm 2010 lên 1.692,60 ha năm 2012. Sản lượng thủy sản đạt 1.441,97 tấn năm 2010 và tăn lên 1.644,20 tấn năm 2012, tuy nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Việc cung ứng con giống mới chỉ đáp ứng được 30 - 35% nhu cầu. Hiện nay, mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá cho năng suất khá cao, nhưng diện tích nuôi còn ít. Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có chính sách hỗ trợ giá cá giống và chính sách hỗ trợ chuyên đổi, cải tạo diện tích ruộng lúa có năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản; chuyên giao khoa học kĩ thuật còn hạn chế, hình thức nuôi quảng canh vẫn là chủ yếu.
b) Ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (Quặng sắt: Thuộc các mỏ Lũng Rầy, Lũng Khỏe xã Thuận Hòa huyện Vị Xuyên; mỏ sắt xã Tùng Bá huyện Vị Xuyên; mỏ sắt Sàng Thần, Thâm Thiu, Suối Thâu xã Minh Sơn huyện Bắc Mê. Quặng Mangan: Được khai thác tại các điểm mỏ trong tỉnh và đưa vào khu công nghiệp Bình Vàng để chế biến, tuyển luyện.Quặng Chì Kèm: Được khai thác tại các điểm mỏ trong tỉnh và đưa vào khu công nghiệp Bình Vàng để chế biến, tuyển luyện.Quặng Antimon: Thuộc các mỏ Pó Ma, Mậu Duệ, Bó Mới huyện Yên Minh, Lẻo A huyện Mèo Vạc. Và nhiều loại khoáng sản khác như: Quặng thiếc – Vonfram Hố Quáng Phìn huyện Đồng Văn.
Công nghiệp thủy điện: Đang được rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch của một số dự án để khai thác tối đa năng lượng dòng chảy tự nhiên. Phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, tiếp tục kêu gọi đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Công nghiệp khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng: : Tỉnh đang khẩn trương Khoanh vùng quy hoạch tập trung cho việc khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng đảm bảo phát triển bền vững. Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch thủ công, sản lượng thấp, không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường chủ yếu ở huyện Vị Xuyên, Bắc Quang.Triển khai đầu tư xây dựng nhà máy gạch không nung sử dụng công nghệ đất hóa đá tại khu công nghiệp Bình Vàng. Đối với 04 huyện vùng cao núi đá nằm trong hệ thống Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn việc khai thác vật liệu đá tại chỗ được quy hoạch phân vùng.
Trong những năm gần đây, chỉ số phát triển tăng khá ổn định, từ 135,79% (năm 2010) lên 144,96% (năm 2012). Trong đó mạnh nhất là khu vực ngoài nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nước, tăng tương ứng 128,97% lên 171,83%; trong khu vực công nghiệp nhà nước giảm khá mạnh, tương ứng từ 186,12% xuông 58,35% [5].
Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh được tập trung vào một số ngành thế mạnh tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động của địa bàn. Năm 2012, tỉnh Hà Giang khai thác: Quặng sắt đạt 195.600 tấn; quặng mangan 17.500 tấn; quặng antimoan: 820 tấn; đá xây dưng : 710580 m3; chè chế biến : 10 682 tấn; gỗ xẻ: 18 256 m3; bột giấy các loại: 5.263 tấn; điện sản xuất: 1174 triệu kwh; điện thương phẩm: 108,7 triệu kwh, nước máy sản xuất : 4 950 000 m3.. Giá trị sản xuất không nnghừng tăng theo các năm ở cả ba khu vực : khai thác, chế biến, sản xuất và phân phối điện ga [5]
Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh được tập trung vào một số ngành thế mạnh như: công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng chế biến sâu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Hiện đã gần hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kêu gọi doanh nghiệp để lấp đầy khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang theo quy hoạch được duyệt.
c) Lĩnh vực dịch vụ
Tỉnh Hà Giang đã phát triển các ngành dịch vụ, bao gồm thương mại nội địa, kinh tế cửa khẩu, kinh doanh xuất nhập khẩu, du lịch và các hoạt động dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, mở rộng ngành nghề và giải quyết lao động tại chỗ, đưa dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Thương mại: Hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương trong đó hướng vào các sản phẩm như: Chè, cam, vật liệu xây dựng, khoáng sản…
Ngành dịch vụ đang có xu hướng tăng tỉ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Một số lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu GP của tỉnh là : bán buôn, bán lẻ, sửa chữa, vận tải, thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, bất động sản, vui chới giải trí, chiếm tổng cộng hơn 20%.
Lĩnh vực thương mại bắt đầu có sự chuyển động tích cực, đặc biệt là hệ thông bán buôn, bán lẻ thông qua hệ chông chợ, các trung tâm thương mại cho tới các xã,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cụm xã. Nhờ đó hàng hoá dịch vụ được trao đổi với cường độ nmạnh hon, góp phần cải thiện đời sống dân cư.
Nét nổi bật là hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tê Thanh Thuỷ và