7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Theo không gian
1.3.1.1. Hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế được hình thành dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch và sự tập trung các cơ sở công nghiệp và dịch vụ dọc hai bên tuyến trục đó. Do có sự phát triển tập trung các cơ sở kinh tế, lợi dụng triệt để việc vận chuyển thuận lợi nên các hoạt động kinh tế đem lại hiệu quả cao hơn. Hành lang kinh tế được coi là một hiện tượng kinh tế xã hội và đây là hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ đầy triển vọng.
Ở nước ta, hành lang kinh tế đã được hình thành và ngày càng có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ, tiêu biểu là 03 tuyến hành lang kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng; Huế - Đà Nẵng - Dung Quất và Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu. Gần đây Việt Nam và Trung quốc đã thỏa thuận phát triển “hai hành lang, một vành đai” (Hai hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; một vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ). Hiện nay các hành lang kinh tế vẫn đang tiếp tục được hình thành và phát triển trên hầu hết các tuyến trục giao thông trọng yếu.
Các hành lang kinh tế được coi như các trục kinh tế động lực, với ý nghĩa là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của một vùng rộng lớn. Mỗi hành lang kinh tế hay vành đai kinh tế kéo dài đến hàng trăm km, đi qua nhiều tỉnh, thành phố. Các cơ sở sản xuất và dịch vụ của mỗi tỉnh, thành phố là một mắt xích trong tổng thể kinh tế của mỗi hành lang. (Bảng 1.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.1. Các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam
STT Hành lang kinh tế Năm 2005 Năm 2020 (dự tính) Dân số (nghìn người) GDP (tỉ đồng) Dân số (nghìn người) GDP (tỉ đồng) 1 Hà Nội – Hải Phòng 3.770 109.500 6.670 1.500.000
2 Huế - Đà Nẵng –Dung Quất 1.562 23.400 2.400 95.000
3 Thành phố Hồ Chí Minh –
Biên Hòa – Vũng Tàu 6.100 215.000 9.500 3.400.000
Nguồn: Xử lí số liệu theo các DA quy hoạch vùng của Viện Chiến lược và Phát triển 1.3.1.2. Khu kinh tế
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lí xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định. Khu kinh tế phải có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực (có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; dễ kiểm soát và giao lưu thuận tiện với trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Do điều kiện thành lập như vậy, các khu kinh tế hiện nay của Việt Nam phân bố ở ven biển được gọi là khu kinh tế ven biển. [33].
Để có một định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển đến năm 2020.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 1.2: Các Khu kinh tế của Việt Nam (tính đến 2/2011)
STT Khu kinh tế Địa điểm Thời gian
thành lập
Diện tích (ha)
1 Chu Lai Quảng Nam 5/6/2003 27.040
2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/3/2005 10.300
3 Nhơn Hội Bình Định 14/6/2005 12.000
4 Chân Mây – Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/01/2006 27.108
5 Phú Quốc – Nam An Thới Kiên Giang 14/02/2006 56.100
6 Vũng áng Hà Tĩnh 03/4/2006 22.781
7 Vân Phong Khánh Hòa 25/4/2006 150.000
8 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/5/2006 18.611,8
9 Vân Đồn Quảng Ninh 31/5/2006 55.133
10 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/6/2007 18.826,46
11 Đình Vũ – Cát Hải Hải Phòng 10/01/2008 21.600
12 Nam Phú Yên Phú Yên 29/4/2008 20.730
13 Hòn La Quảng Bình 10/6/2008 10.000
14 Định An Trà Vinh 27/4/2009 39.020
15 Năm Căn Cà Mau 23/11/2010 11.000
16 Đông Nam Quảng Trị 27/2/2010 23.460
17 Ven biển Thái Bình Thái Bình 9/2/2011 30.583
18 Ninh Cơ Nam Định 25/2/2011 13.950
Nguồn: http://vi.wikipedia.org
Ngoài các khu kinh tế ven biển đã nêu trên, ở nước ta còn tồn tại hai loại khu kinh tế tổng hợp nhưng tính chất tổng hợp và mức độ phức tạp ít hơn so với khu kinh tế ven biển. Đó là khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế quốc phòng. Khu kinh tế cửa khẩu hình thành và phát triển trên cơ sở có sự tồn tại của một cửa khẩu biên giới với một nước láng giềng và nhờ có sự phát triển của giao thương kinh tế và khách du lịch. Khu kinh tế quốc phòng do quân đội quản lí và làm nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng là chủ yếu, bộ đội cùng nhân dân phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đến nay, đã có 21 trong tổng số 25 tỉnh biên giới đất liền có khu kinh tế cửa khẩu được thành lập. Quá trình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương biên giới theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các khu kinh tế cửa khẩu tăng trưởng khá qua các năm, năm 2010 đạt hơn 5,4 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 2,93 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,51 tỷ USD). Số lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh qua các khu kinh tế cửa khẩu tăng đều qua các năm, năm 2010 đạt 10,8 triệu lượt người và hơn 616 nghìn lượt phương tiện, tăng gấp 3 lần so với năm 2005.
1.3.1.3. Vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau: (i) Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; (ii) Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư; (iii) Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; (iv) Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.[19].
Cho đến nay, trên lãnh thổ nước ta đã hình thành 04 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh); Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (gồm TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau). [19]
1.3.1.4. Vùng kinh tế
Vùng kinh tế - xã hội (gọi tắt là vùng kinh tế) là loại vùng tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đóng góp to lớn vào việc nghiên cứu lĩnh vực này phải kể đến các nhà địa lí Xô Viết. Vùng kinh tế là bộ phận lãnh thổ của một nước có những nét đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sử, cho phép phát triển thuận lợi những ngành sản xuất chuyên môn hoá nhất định đồng thời với phát triển tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hợp, trên cơ sở các mối liên hệ nội vùng và liên vùng, đạt hiệu quả kinh tế cao, với chi phí sản xuất thấp nhất. Vùng kinh tế là một hình thức biểu hiện của sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ trong nền sản xuất lớn (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2011).
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về tổ chức lãnh thổ kinh tế cũng như thực tiễn ở Việt Nam trong những năm qua, có thể thấy các vùng kinh tế phổ biến ở nước ta qua các mốc thời gian:
- Sau thống nhất đất nước năm 1975, trên cơ sở 38 tỉnh, thành phố và đặc khu, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đưa ra sơ đồ phân vùng với 7 vùng nông lâm nghiệp dựa trên cơ sở khoa học sinh thái nông nghiệp. Hệ thống vùng này cũng được Tổng cục Thống kê sử dụng trong công tác thông kê cho đến năm 2006 và hiện nay vẫn được các nhà khoa học địa lý sử dụng trong nội dung viết sách giáo khoa Địa lí 12.[25].
- Năm 1982, dựa trên kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước về Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất thời kỳ 1986 - 2000, sơ đồ 4 vùng kinh tế lớn được thông qua, gồm: Bắc Bộ, Bắc Trung, Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Nếu xem xét ranh giới vùng đến cấp tiểu vùng thì sơ đồ này cũng khá gần với sơ đồ 7 vùng nông lâm nghiệp.
- Để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cụ thể là Viện Chiến lược phát triển) đã đề xuất sơ đồ 8 vùng kinh tế lớn (ngoài 6 vùng truyền thống, vùng Trung du và miền núi phía Bắc phân thành vùng 2 vùng: Đồng Bắc và Tây Bắc) và 3 vùng kinh tế trọng điểm (từ năm 2009 là 4 vùng kinh tế trọng điểm).
- Sơ đồ 6 vùng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất năm 2001 và được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Năm 2006, Chính phủ chính thức ban hành Quyết định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Theo Quyết định này, hệ thống vùng ở nước ta gồm có 6 vùng và 3 vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ). Tổng cục Thống kê đã sử dụng sơ đồ phân vùng theo quy định này để thực hiện công tác thống kê từ năm 2007 đến nay (thể hiện trong các Niên giám thống kê hàng năm).
- Ngoài 2 cấp vùng quy hoạch trên (vùng kinh tế tổng hợp và vùng kinh tế trọng điểm), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng được xác định là cấp quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạch: 63 tỉnh, thành phố (trước năm 2008 là 64) đã lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2020.
1.3.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ đặc biệt khác
Trong khuôn khổ chương trình khoa học cấp Nhà nước (mã số KX-03, đề tài KX-03-02), các nhà khoa học đã đề xuất quy hoạch lãnh thổ nước ta thành các dải lớn: Dải đồng bằng ven biển (bao gồm cả vùng biển và hải đảo quốc gia) và Dải Trung du và miền núi.
Năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa (Quyết định số 135/1998/QĐ - TTg ngày 31/7/1998). Loại vùng khó khăn gồm 1.715 xã (nay đã tới trên 2.100 xã) của 46 tỉnh.
Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực.
Ngoài ra, theo Quyết định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ, các lãnh thổ đặc biệt (ngoài các vùng kinh tế trọng điểm) còn có: Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ của cả nước, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế; Các khu kinh tế quốc phòng."