7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Các nhân tố kinh tế-xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
a) Dân cư, dân tộc
Dân số trung bình năm 2012 của tỉnh Hà Giang là 763.503 người, mật độ dân số là 96,5 người/km2
. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình toàn tỉnh giai đoạn 2009 - 2012 là 1,87%. 644.42 661.855 708.619 737.768 763.503 684.685 18.6 17.1 14.8 18.6 17.6 15.8 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Năm Ngƣời 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Số dân (Người) Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (‰)
‰
▲
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Với 22 dân tộc anh em trong đó gần 90% dân cư là thành phần các dân tộc thiểu
số, Hà Giang được coi là một trong những vùng có văn hóa truyền thống đa dạng và phong phú của vùng Đông Bắc. Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người, đó là kết quả của những cuộc di cư từ những vùng đất khác nhau, vào các thời điểm khác nhau của lịch sử. "Đất lành chim đậu", các dân tộc anh em nơi đây đã sớm hội tụ thành một cộng đồng đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, một lòng xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh. Mặc dù có nhiều dân tộc nhưng có một số dân tộc khác nhau cùng chung sống ở các khu vực địa lý tương đối gần nhau nên có nét văn hóa giống nhau. Những dân tộc như: Tày, Nùng, Giáy khá đơn giản về màu sắc, hoa văn và kiểu cách y phục. Song cũng có một số dân tộc khác lại phong phú và đa dạng về y phục như: Mông, Dao, Lô Lô... Điều đó phản ánh nét truyền thống và gu thẩm mỹ của từng dân tộc.
Hình 2.3: Cơ cấu dân tộc tỉnh Hà Giang năm 2011
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hà Giang)
Do bị chi phối bởi các yếu tố lịch sử định cư, phong tục tập quán, tâm lý tộc người, mức gia tăng dân số khác nhau giữa các dân tộc...cho nên quy luật các huyện vùng cao, vùng sâu khó khăn có mật độ dân số thấp hơn các huyện vùng thấp không hoàn toàn đúng với Hà Giang. Ngoài Thành phố Hà Giang có mật độ dân số khá cao (382,1 người/ km2
- năm 2012 ), thì các huyện vùng cao núi đá lại có mật độ dân số cao nhất tỉnh, trong đó huyện Đồng Văn (153,7 người/ km2), Mèo Vạc (131,4 người/ km2
), Yên Minh (103,8 người/ km2), tiếp theo là các huyện vùng cao núi đất Xín Mần: (104,5 người/ km2; ) Hoàng Su Phì (98,3 người/ km2). Các huyện vùng núi thấp có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mật độ dân số thấp hơn, như Bắc Quang: 98,1 người/ km2
, Quang Bình: 75,1 người/ km2, Vị Xuyên: 66,8 người/ km2 Bắc Mê: 60,0 người/ km2
Nhìn một cách tổng thể, bức tranh cư trú có thể thấy các dân tộc ở Hà Giang phân bố ở 3 khu vực với đặc điểm và sắc thái khác nhau: khu vực vùng cao núi đá, khu vực vùng cao núi đất và khu vực đồi núi thấp. Ở mỗi tiểu vùng đó có từ một đến hai nhóm dân tộc có số dân chiếm ưu thế và bản sắc văn hóa của các dân tộc này cũng đặc trưng cho tiểu vùng.
Bảng 2.5: Sự phân bố địa bàn cƣ trú một số dân tộc ở tỉnh Hà Giang (Đơn vị: %)
TT Dân tộc Mông Tày Kinh Dao Nùng Giáy La Chí Lô Lô
Toàn tỉnh 100,0 100,0 100,0 100, 0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Khu vực núi thấp 12,4 80,1 84,7 66,1 21,1 25,6 32,2 2,6 2 Khu vực vùng cao núi đá 78,9 10,6 10,4 19,0 13,4 74,4 0,3 97,4 3 Khu vực vùng cao núi đất 8,7 9,3 4,9 14,9 65,5 0,0 67,5 0,0
Nguồn: Xử lý từ số liệu kết quả sơ bộ Tổng ĐTDS và nhà ở Hà Giang, ngày 1/4/2009 (Ghi chú: Dân tộc căn cứ theo chủ hộ gia đình).
Phân bố dân cư vùng biên là vùng dân cư đặc thù của các tỉnh biên giới. Toàn tỉnh Hà Giang có 34 xã vùng biên thuộc địa bàn của 7 huyện có chiều dài đường biên với Trung Quốc.
Dân số trong tuổi lao động chiếm 48,7% dân số toàn tỉnh (tính đến ngày 31/12/2011). Di dân ở tỉnh Hà Giang trong những năm gần đây giảm đáng kể do Đảng, nhà nước quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia, nâng cao mức sống của người dân. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn người dân được các cấp ủy đảng chú trọng cũng góp phần giảm số lượng người dân di chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh, ổn định cuộc sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hình 2.4: Bản đồ Địa lí dân cƣ tỉnh Hà Giang năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.6: Dân số, lao động, nghề nghiệp trung bình qua các năm
TT Hạng mục Năm 2005 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 I Dân số toàn tỉnh (nghìn người) 673, 4 737,8 749,5 763,5 II Dân số đô thị (nghìn người) 105,1 105,2 112,7 114,9 - Tỷ lệ % so toàn tỉnh 16,5 14,25 15,03 15,03
III Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế (nghìn người) 308,9 454,5 465,1 469,7 - Tỷ lệ % so toàn tỉnh 45,9 48,1 48,7 48,7 Nguồn: [5/19] b) Lao động
Tính đến hết năm 2012, toàn tỉnh có 375.530 người đang làm việc trong các ngành kinh tế, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36,3%, tương đương với 136.139 người, trong đó: nhóm ngành nông-lâm-thủy sản có 69.586 người chiếm 25,7% tổng số lao động của ngành nông-lâm-nghiệp; nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có 20.589 người, chiếm 47,7% tổng số lao động ngành công nghiệp - xây dựng; nhóm ngành dịch vụ có 46.144 người, chiếm 75,5% tổng số lao động ngành dịch vụ.
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001 – 2012 (Đơn vị: %)
Năm 2001 2005 2012
Tổng số 100,0 100,0 100,00
Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản 87,35 85,11 83,071
Công nghiệp - Xây dựng 4,56 6,61 7,428
Dịch vụ 8,09 8, 28 9,501
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong năm 2011 và năm 2012, trung bình mỗi năm đào tạo khoảng 16.500 lao động; Trong quá trình đào tạo, tỉnh đã xác định ưu tiên phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực cụ thể được coi là thành phần kinh tế chủ đạo có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chung của toàn tỉnh như: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp; công nghiệp khai thác mỏ; sản xuất và phân phối điện; xây dựng; bán buôn sửa chữa và bán lẻ, sửa chữa xe có động cơ; dịch vụ ăn uống và lưu trú; các hoạt động quản lý nhà nước, giáo dục, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội (Nguồn: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2012-2015 của Hà Giang).
Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc, Hà Giang vẫn là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước: 41,,8%/ 33,8,% / 30,13% tương ứng các năm 2010 / 2011 / 2012.
Sự chênh lệch hộ nghèo giữa hai khu vực thành thị và nông thôn các khá lớn. Nếu trong năm 2012 ; tỷ lệ hộ nghèo thành thị là 11,35% thì khu vực nông thôn là 32,91%. Một số huyện vùng cao thuộc diện DA 32 có tỷ lệ hộ nghèo rất lớn. Đó là các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Vị Xuyên, Quang Bình tương ứng trong năm 2012 là : 56,79% / 50,55% / 46,81 % / 40,67% / 39,85% /37,84%/ 24,05% / 14,03%.
2.1.3.2. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong những lĩnh vực đã có những đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Hà Giang trong những năm qua. Những đóng góp đó có thể được nhìn nhận dưới những góc độ sau:
Trong nông nghiệp: đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tăng giá trị gia tăng trên 1ha gieo trồng; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm tăng năng suất và sản lượng cây chè, cam. Các công đoạn thu hoạch, bảo quản, sơ chế sau thu hoạch dựa trên những kỹ thuật, công nghệ mới đã và đang được ứng dụng với cây cam, chè đã và đang làm lợi cho nông dân trên 30 tỉ đồng. Ngoài ra việc ứng dụng kỹ thuật vào trồng hoa, trồng cỏ, chăn nuôi, cây hồng không hạt, ngô lai năng suất cao ở Quản Bạ, Đồng Văn, bước đầu đã mang lại thành công nhất định. Đối với vật nuôi, việc nghiên cứu, phát triển chăn nuôi đàn dê, kết hợp với chăn nuôi trâu, bò tại các xã vùng cao góp phần làm tăng thu nhập cho đông bào các dân tộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên việc hình thành và phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn vẫn còn hạn chế bởi thiếu vốn và tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ của đồng bào dân tộc.
Trong công nghiệp: các ứng dụng khoa học đã được áp dụng trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng, xử lý rác thải bệnh viện và lò mổ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng đã có những ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần đề xuất các giải pháp ngăn chặn tình trạng truyền bá đạo trái phép, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. Một số lĩnh vực khác cũng có những đóng góp quan trọng của ngành khoa học công nghệ, trong đó đáng kể nhất đó là dự án nghiên cứu áp dụng công nghệ bơm và xây dựng bể nước treo nhằm giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho bà con tại các xã vùng cao.
2.1.3.3. C
a) Giao thông vận tải
- Hệ thống đường quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 4 tuyến quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh với tổng chiều dài qua địa bàn 458 km, cụ thể như sau:
+ Quốc lộ 2: Được nâng cấp xong năm 2004 (đoạn từ Đoan Hùng - thành phố Hà Giang) là đường cấp 3 miền núi được trải thảm bê tông nhựa toàn tuyến với tải trọng H30 - XB80. Tổng chiều dài đi qua địa phận tỉnh Hà Giang là 108 km, là tuyến đường quan trọng nhất nối Hà Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền xuôi.
+ Quốc lộ 4C (cung đường mang tên Hạnh phúc trước đây), có chiều dài 204 km, điểm đầu tại thành phố Hà Giang, điểm cuối xã Niêm Sơn (Mèo Vạc), đi qua 4 huyện vùng cao phía Bắc là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Hiện nay, quốc lộ này đã được nâng cấp rải nhựa.
+ Quốc lộ 34: Có chiều dài 73 km, điểm đầu từ cột mốc Km 0 thành phố Hà Giang đi qua huyện lỵ Bắc Mê, điểm cuối thuộc bản Tính xã Yên Phong (Bắc Mê), toàn tuyến đã được nâng cấp, rải nhựa đi lại thuận tiện.
+ Quốc lộ 279: Tổng chiều dài 73 km.
- Hệ thống đường tỉnh và huyện: Hiện nay Sở Giao thông vận tải Hà Giang đang quản lý và duy tu bảo dưỡng 10 tuyến với chiều dài 460 km còn lại 39 tuyến với chiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dài 1.204 km do các huyện quản lý. Trong đó: Một số tuyến đường quan trọng đã được nâng cấp rải nhựa trong thời gian qua như: Đường Tân Quang (Km 244 QL2) - Hoàng Su Phì - Xín Mần, đường Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc, đường Xín Mần - Mốc 5, đường Na Khê - Bạch Đích, đường Vĩnh Tuy - Xuân Giang. Các tuyến đường đang được nâng cấp như: Đường Pả Vi - Xín Cái - Sơn Vĩ, đường Mốc - Mốc 22 đường Minh Ngọc - Mậu Duệ, đường Xuân Giang - Yên Bình, đường Yên Bình - Nà Chì - Cốc Pài, đường Bắc Mê - Na Hang.
Mạng lưới giao thông liên vùng, liên huyện, liên xã cũng được tăng cường đầu tư xây dựng. Song do nguồn kinh phí ít, công tác duy tu bảo dưỡng chưa được thực hiện tốt và thường xuyên nên hầu hết các tuyến giao thông nông thôn có chất lượng xấu, xe ô tô chỉ đi lại được trong mùa khô. Đặc biệt các tuyến giao thông đến các xã, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa đều là đường đất, chất lượng xấu, việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung
1.971,8Km, đây là các tuyến đường đến trung tâm xã, các đường liên xã và đường ra các cửa khẩu; phần lớn các tuyến đường mới chỉ đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A - B. Trong đó đó kết cấu
781,1Km chiếm 39,8%. Về tình trạng đường tính theo tổng chiều dài có khoảng 16,1% là tốt, 34,5% là trung bình, còn lại 48,9% là đường xấu và rất xấu.
Là tỉnh miền núi địa hình chia cắt, núi non hiểm trở, độ dốc tự nhiên lớn, dòng sông lắm thác nhiều ghềnh. Giao thông thuỷ không phát triển mà chủ yếu nhân dân sống ở khu vực ven sông thành lập những bến đò nhỏ để phục vụ đi lại qua sông ở những nơi không có cầu.
b) Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
Mạng lưới đô thị của tỉnh Hà Giang hiện nay phân bố theo dạng chuỗi trên hai trục không gian chính là trục Bắc - Nam và trục Đông - Tây. Trục không gian đô thị Bắc - Nam nằm dọc theo Quốc lộ 2 bao gồm các đô thị như thị trấn Vĩnh Tuy, Việt Quang (Bắc Quang), Việt Lâm, Vị Xuyên (Vị Xuyên) và thị xã Hà Giang. Thị trấn Mèo Vạc (Mèo Vạc), Phó Bảng (Đồng Văn), Tam Sơn (Quản Bạ) và thị trấn Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Minh (Yên Minh) là các thị trấn miền núi phân bố trên trục không gian đô thị Đông - Bắc dọc theo Quốc lộ 4C thuộc vùng cao núi đá của tỉnh. Các đô thị phát triển mạnh trong tỉnh tập trung theo chuỗi bám dọc theo trục Quốc lộ 2 từ Bắc Quang lên cửa khẩu Thanh Thuỷ.
Đặc điểm đô thị của Hà Giang là mật độ thưa và mỏng, nhiều đô thị được hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ sở chức năng đô thị hành chính, các yếu tố thương mại, dịch vụ có quy mô nhỏ, thiếu yếu tố động lực phát triển quan trọng như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên tốc độ đô thị hoá được dự báo sẽ phát triển rất nhanh trong các năm tiếp theo do một số xã đang có chủ trương nâng cấp thành thị trấn huyện lỵ, thị trấn trung tâm vùng và chương trình đưa đồng bào dân tộc vùng cao xuống vùng thấp định cư. Bên cạnh đó hệ thống hạ tầng đang được dần hoàn thiện, kinh tế cửa khẩu phát triển là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ đô thị hoá của tỉnh.
Hà Giang là tỉnh miền núi cao phía Bắc của Việt Nam dân cư chủ yếu là nông thôn, toàn tỉnh có 177 xã, hàng nghìn bản làng với tổng dân số nông thôn là 648.561 người (năm 2012). Hệ thống dân cư nông thôn tỉnh Hà Giang phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, mật độ dân số dao động từ 60 người/km2 (huyện Bắc Mê) đến 153,7 người/km2
(huyện Đồng Văn). Căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh hiện tại các điểm dân cư nông thôn tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã do nhà nước đầu tư xây dựng khá đồng bộ về hệ thống hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội. Một số trung tâm xã được quy hoạch xây dựng theo mô hình trung tâm cụm xã hiện không còn phù hợp và phải được quy hoạch lại theo mô hình xây dựng xã nông thôn mới.
Tỉnh Hà Giang đã chú trọng đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, công trình phục vụ công cộng (căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh vì vậy có quy mô không lớn), có ý nghĩa vùng về y tế, dịch vụ, thương mại, giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, thể dục thể thao.