7. Cấu trúc của luận văn
2.2.4. Đánh giá chung về TCLTKT tỉnh Hà Giang
2.2.4.1. Những kết quả đạt được
- TCLTKT tạo ra bộ khung lãnh thổ với việc hình thành các trung tâm kinh tế (TP. Hà Giang), tiểu vùng động lực phát triển (tiểu vùng đồi núi thấp), khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, cụm du lịch, vùng chuyên môn hóa, trang trại... góp phần khai thác và phát huy các thế mạnh theo lãnh thổ, tạo khả năng thu hút đầu tư tập trung, cải thiện rõ nét cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế - là tiền đề quan trọng để tỉnh đẩy nhanh công cuộc CNH – HĐH, thúc đẩy và nâng cao trình độ phát triển KT - XH, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với cả nước;
- TCLTKT góp phần đưa sản xuất của tỉnh từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn với việc hình thành các vùng CMH nông, lâm, thủy sản (vùng chuyên canh chè, cây ăn quả); các khu công nghiệp và cụm công nghiệp với một số sản phẩm chủ lực: vật liệu xây dựng, sơ chế khoáng sản; chế biến lâm sản;
- TCLTKT thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hệ thống đô thị trên địa bàn được hình thành với số lượng nhiều hơn gắn với yêu cầu phát triển KT –XH của tỉnh, bộ mặt đô thị trở nên khang trang hơn. Các đô thị đang hình thành trở thành trung tâm phát triển vùng (TP. Hà Giang, TT. Bắc Quang, TT. Yên Minh).
- TCLTKT với sự đa dạng về hình thức đã tạo ra nhiều việc làm hơn, năng suất lao động cao hơn. Đặc biệt đã tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong tác phong sản xuất, sự thích ứng với thị trường của một bộ phận dân cư, lao động – nhân tố đảm bảo sự phát triển KT – XH với tốc độ nhanh hơn.
2.2.4.2. Những tồn tại hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được như đã trình bày ở trên, TCLTKT ở Hà Giang vẫn còn một số bất hợp lý cần được nghiên cứu và giải quyết sớm nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh hiệu quả hơn trong tương lai, cụ thể:
- Các hình thức TCLTKT chủ yếu được hình thành ở tiểu vùng đồi núi thấp (Khu kinh tế cửa khẩu, trung tâm kinh tế, khu công nghiệp...), ở hai tiểu vùng còn lại các hình thức TCLTKT quan trọng gắn với thế mạnh của lãnh thổ gần như chưa được đầu tư phát triển (KKT cửa khẩu, KCN, KDL...). Đặc biệt tiểu vùng cao nguyên đá còn chưa xây dựng được một trung tâm kinh tế - cực phát triển;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Một số hình thức TCLTKT chưa khai thác được một cách tối đa thế mạnh theo lãnh thổ, sự ưu tiên trong đầu tư cũng như chính sách ưu đãi của tỉnh (đặc biệt là trung tâm kinh tế, khu kinh tế và khu công nghiệp).
- Việc quản lý, kiểm soát môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở thủy điện chưa có hoặc có thì hệ thống xử lý chất thải cũng chưa hoạt động.
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại hạn chế trong TCLTKT:
Thứ nhất, Hà Giang là tỉnh biên giới, địa hình có sự đa dạng, phức tạp, do đó địa bàn TCLTKT rộng; sự phân công lao động theo ngành cũng như theo lãnh thổ chưa rõ ràng, TCLTKT chưa mang tính hệ thống, thiếu sự liên kết lãnh thổ theo ngành cũng như theo không gian.
Thứ hai, công tác quy hoạch và chính sách phát triển kinh tế chung, theo ngành, theo lãnh thổ của tỉnh chưa đủ bao quát, sự sâu sát cũng như tính đồng bộ.Tầm nhìn một số quy hoạch chưa đủ dài (quy hoạch giao thông, đô thị,...).
Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của TCLTKT. Trình độ công nghệ và năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhìn chung còn yếu kém.
Thứ tư, nền kinh tế và điểm xuất phát thấp, cản trở quá trình phát triển và hội nhập, cơ sở hạ tầng (đường giao thông) chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
Tiểu kết chƣơng 2
Nhờ có uu thế về điều kiện tự nhiên, có khí hậu ôn hoà mát mẻ, cảnh quan hùng vĩ, nguồn tài nguyên khoáng sản được phân bố đều trên địa bàn tỉnh, trữ lượng lớn. Có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và nông nghiệp, đặc biệt là phát triển kinh tế rừng và thương mại đường biên. Là tỉnh có nhiều chính sách phát triển và cơ chế quản lý năng động để thu hút đầu tư.
Là tỉnh miền núi cao, địa hình hiểm trở và bị chia cắt mạnh nên Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng điểm xuất phát thấp, lượng tuyệt đối còn nhỏ. Đời sống một bộ phận dân cư còn thấp, đặc biệt là dân cư nông nghiệp và đồng bào dân tộc ít người ở miền núi. Dân số tăng nhanh, lao động chưa có việc làm còn lớn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tổ chức lãnh thổ kinh tế Hà Giang có các hình thức: Tiểu vùng kinh tế, trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp và các hình thức khác. Tổ chức lãnh thổ kinh tế Hà Giang còn ở trình độ thấp nhưng đã hình thành và phát triển, đóng góp nhất định trong việc phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế tỉnh Hà Giang
3.1.1. Quan điểm phát triển
Quan điểm phát triển được thể hiện trong nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng và các kế hoạch phát triển KT-XH trong các thời kỳ.
- Phát triển KT-XH nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH chung cả nước, của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
- Đảm bảo giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển KTXH với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, làm tốt công tác dân tộc, tôn giáo; chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường.
- Kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát huy nội lực của tỉnh cùng với sự đầu tư của Trung ương và thu hút mạnh mẽ các nguồn nội lực từ bên ngoài để phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực có lợi thế của địa phương và từng tiểu vùng.
- Thực hiện tốt chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguoòn nhân lực; không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.
- Xây dựng biên giới hoà bình, ổn định và hợp tác lâu dài với tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần cụ thể hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến 2020;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng và nguồn lực của các tỉnh trong vùng;
- Gắn phát triển KT-XH với đảm bảo quốc phòng, an ninh; - Làm công cụ điều phối, kiểm soát phát triển.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đô thị cùng với quy hoạch điểm dân cư nông thôn, bảo đảm phát triển bền vững, hài hòa giữa đô thị và nông thôn.
- Định hướng phát triển mạng lưới đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch vùng đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2007, phù hợp với nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn của toàn quốc trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
- Xây dựng hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn có phân bố và cự ly hợp lý nhằm ổn định dân cư biên giới, giữ vững biên giới, đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng.
- Quy hoạch mạng lưới các đô thị, các trung tâm cụm xã và điểm dân cư nông thôn nhằm khai thác tối đa các thế mạnh của địa phương, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
- Làm cơ sở để chỉ đạo các ngành, các cấp chính quyền trong việc lập quy hoạch, soạn thảo các chương trình đầu tư và hoạch định các chính sách phát triển, quản lý đô thị và các khu dân cư nông thôn của tỉnh.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Các chỉ tiêu về kinh tế:Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015: 14,6%, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 5,5% ; công nghiệp tăng 19,5% ; dịch vụ tăng 17,5%; bình quân giai đoạn 2016-2020: 14,5% năm, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 6% ; công nghiệp tăng 15,8% ; dịch vụ tăng 18,5%.
- GDP bình quân đầu người đến 2015: đạt 18 triệu đồng trở lên, bằng 60% bình quân cả nước; năm 2020: đạt 25,6 triệu đồng/người, bằng 80% bình quân cả nước.
- Chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế ngành năm 2015: công nghiệp xây dựng 36,0%, dịch vụ 39,0 %, nông lâm nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25,0%. Cơ cấu kinh tế ngành năm 2020: công nghiệp xây dưng 39%, dịch vụ 40%, nông lâm nghiệp 21%.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Thanh Thủy năm 2015 đạt 700 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 35%; năm 2020 đạt 1.500 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 là 16%. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh năm 2010 là 19,4 triệu USD, đến năm 2015 đạt 78 triệu USD và năm 2020 đạt 180 triệu USD.
- Năm 2015: Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ ; thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.300 tỷ trở lên. Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 40 vạn tấn vào năm 2015.
- Sau năm 2010, mỗi năm phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3% - 5% theo chuẩn nghèo hiện hành (chuẩn nghèo cũ, chuẩn nghèo mới).
- Duy trì phổ cập THCS bền vững; phổ cập THPT đạt 60% năm 2015 và 80% năm 2020. 2015 học sinh được học nghề, cao đẳng, đại học đạt 60% và đến 2020 đạt 75-80%. Tỷ lệ huy động: trẻ 0- 2 tuổi đi nhà trẻ đạt 50%; trẻ 3-5 tuổi đi mẫu giáo đạt 98%; trẻ 6-14 tuổi đến trường đạt 98% vào năm 2015.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 45% năm 2015 và 50% vào năm 2020.
- Sau năm 2010 có 100%, số trạm y tế xã có bác sỹ, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt đạt 70% năm 2015 và 85 % năm 2020; 100% dân cư các thị trấn, thị xã, huyện lỵ được sử dụng nước sạch vào năm 2015.
- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa trên 60%; thôn, bản đạt tiêu chuẩn văn hóa 70% vào năm 2015. Đến năm 2015 có 50% số xã của tỉnh đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh). Đến năm 2020 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh).
- Đạt tỷ lệ 70 thuê bao điện thoại/ 100 dân đến năm 2015. Đạt tỷ lệ phủ sóng phát thanh 98%; tỷ lệ phủ sóng truyền hình 92% vào năm 2015.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.1: Một số mục tiêu phát triển chủ yếu của tỉnh Hà Giang thời kỳ 2010 - 2020
ĐVT 2010 2015 2020
1 Tốc độ tăng trưởng GDP % 13 14 14,5
2 Cơ cấu kinh tế
Nông lâm nghiệp % 32 25 21
Công nghiệp - Xây dựng % 30 36 39
Dịch vụ % 38 39 40
3 Kim ngạch xuất nhập khẩu qua
cửa khẩu
Tr.
USD 250 700 1500
4 Thu ngân sách/GDP % 14 15-16 18-20
5 GDP/người (hiện hành) Tr.đ 7.2 15 25.6
GDP/người (so cả nước) % 48 60 80
6 Cơ cấu lao động
Nông lâm nghiệp % 75 67 60
Công nghiệp+ Xây dựng % 9 12 14
Dịch vụ % 16 21 26
7 Giải quyết việc làm hàng năm Người 13.000 15.000 16.000
8 Lao động qua đào tạo % 26 36 45-50
9 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,45 1,29 1,13
10 Tỷ lệ hộ nghèo % 18 Giảm 3-
5%/ năm
Giảm 3- 5%/ năm
11 Tỷ lệ che phủ rừng % 55 60 65
12 Tỷ lệ dân số nông thôn dùng
nước sạch % 60 70 85
13 Số hộ có công trình hợp vệ sinh % 40 70 95-100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hà Giang đến 2020
Chỉ tiêu 2015 2020
Tốc độ tăng (%) 2011-
2015 2016-2020
1. GDP (giá ss 1994 -tr. đồng). 4.991.557 9.823.438 14,6% 14,50%
2. GDP b.quân đầu người
(tr.đồng) 15,0 25,6
GDP/người so với cả nước(%). 60,0% 80,0% 12,0% 5,92%
3. Giá trị kim ngạch XNK qua
cửa khẩu (triệu USD) 700 1500 35,0% 25,0%
Trong đó của tỉnh 78 180 32,0% 18,0%
4. Dân số (nghìn người) 786,6 832 1,3% 1,13%
5. Cơ cấu trong GDP (%) 100 100
- Dịch vụ 39,5 40 17,5 % 18,5%
- CN + XD 34,1 39 19,5 % 16,5%
- NN-TS 26,4 21 5,5 % 5,0%
6. Tỷ lệ hộ nghèo(%) 3-5% năm 3-5% năm
7. Lương thực bình quân đầu
người (Kg/ng) 450 450
Nguồn: [29]
3.1.3. Định hướng phát triển
3.1.3.1. Định hướng chung
Cơ cấu kinh tể cả ngành và không gian lãnh thổ chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH trên cơ sở hiệu quả, bền vững nhằm nhanh chóng đua Hà Giang thoát khỏi tình trạng nghèo kém phát triển, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Hà Giang với cả nước và vùng Trung du miền núií phía Bắc. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng và cúng cố vũng chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTHX với thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giũ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sông vật chất, văn hoá và tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thần của nhân dân; tạo tiên đề quán trọng cho phát triển KT-XH trong những năm tiếp theo.
3.2.3.2. Định hướng phát triển các ngành a) Công nghiệp
- Phát triển công nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các tiềm năng, lợi thế về thị trường và lao động, gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, đảm bảo phát triển bền vữnng. Tốc độ phát triển công nghiệp bình quân thờ kỳ 2010 - 2020 đạt 20% - 22%. Năm 2015 giá trị GDP công nghiệp đạt 1.900 - 2.000 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt khoảng 5.120 tỷ đồng (giá thực tế).
- Khôi phục, phát triển các ngành thủ công truyền thống sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ và mang tính văn hoá của dân tộc trong tỉnh. Hình thành các hiệp hội nghề thủ công tạo điều kiện mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao quy mô và giá trị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 250 - 300 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt 500- 600 tỷ đồng/năm.
- Tiếp tục bổ sung hoàn thiện quy hoạch phát triển sản phẩm công nghiệp. Phát huy các nguồn lực của tỉnh, kết hợp thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài