7. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Một số hình thức tổ chức kinh tế ngành
1.3.2.1. Công nghiệp
Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, phụ thuộc vào quan niệm và quy mô lãnh thổ của mội quốc gia. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta gồm có:
a) Điểm công nghiệp
Điểm công nghiệp là một lãnh thổ không lớn, có ranh giới ước lệ và được xác định bởi một văn bản pháp lí, có quy mô nhỏ hơn cụm công nghiệp, trên đó có một điểm dân cư với một xí nghiệp công nghiệp. Nó cũng có thể là một nhóm không lớn các xí nghiệp công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư. Nói cách khác,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thực chất điểm công nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp, ở nước ta, điểm công nghiệp thường gắn với địa bàn xã hoặc liên xã.
b) Cụm công nghiệp
Cụm công nghiệp là một lãnh thổ có ranh giới ước lệ, nhưng được xác định bởi văn bản pháp lí, với quy mô nhỏ hơn khu công nghiệp và được bố trí tập trung một số cơ sở công nghiệp thuần túy. Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất - lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Cụm công nghiệp thường gắn với lãnh thổ cấp huyện, là hạt nhân để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở cấp quận, huyện.
c) Khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất
- Khu công nghiệp (hiểu là khu công nghiệp tập trung) là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ thành lập.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ thành lập.
Thực tế, ở Việt Nam trong những năm qua, khu công nghiệp tập trung là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo Báo cáo 20 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất (1991-2011) của Ban Quản lí khu công nghiệp Việt Nam, tính đến năm 2011, cả nước đã có 283 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76.000 ha. Các khu công nghiệp được thành lập và phân bố trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp, khu chế xuất thời kỳ 1996 - 2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm (tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân trên cả nước đạt 12%/năm). Giá trị sản xuất công nghiệp của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khu công nghiệp, khu chế xuất tạo ra trong thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 125 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm (tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân cả nước trong 2 thời kỳ đạt khoảng 15 - 16%/năm).
Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất tăng đều qua các năm từ 1996 trở lại đây. Trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, các khu công nghiệp, khu chế xuất xuất khẩu 63,7 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước khoảng 17,2%/năm. Các doanh nghiệp khu công nghiệp, khu chế xuất đã đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước. Trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, các khu công nghiệp, khu chế xuất nộp vào ngân sách 5,9 tỷ USD.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập, đời sống và trình độ của người lao động. Tính đến tháng 12/2011, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã giải quyết việc làm cho hơn 1,76 triệu lao động trực tiếp. Khu công nghiệp, khu chế xuất là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Do đó, khu công nghiệp, khu chế xuất góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam để hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại.
d) Khu công nghệ cao
Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Như vậy, có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao, đó là: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
e) Trung tâm công nghiệp
Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với các đô thị vừa và lớn, có thể bao gồm một số hình thức TCLT ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dựa trên những lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động, thị trường…, là cơ sở cho việc hình thành các trung tâm công nghiệp
g) Vùng công nghiệp
Là hình thức TCLTCN ở cấp cao nhất, có thể bao gồm tất cả các hình thức TCLTCN từ thấp đến cao, được bố trí trên một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về KT – XH, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp với một vài ngành công nghiệp chủ đạo tạo nên hướng CMH của vùng, nhằm đạt hiệu quả và tốc độ tăng trưởng cao, thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển của các vùng khác và của cả nước
1.3.2.2. Nông lâm nghiệp và thủy sản
Ở Việt Nam, hình thức tổ chức lãnh thổ trong nông nghiệp hiện nay phổ biến là:
- Hộ gia đình (nông hộ) là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển thuộc châu Á với đặc trưng: quy mô sản xuất nhỏ (đất đai, vốn, lao động), chủ yếu sử dụng lao động gia đình, kĩ thuật canh tác và công cụ sản mang nặng tính truyền thống, sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình…Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tế tập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nông thôn sản xuất hàng hóa.
- Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, là hình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới. Hoạt động của trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cung cầu, chấp nhận cạnh tranh. Quá trình hình thành và phát triển trang trại có gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
- Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động do chính họ đóng góp và huy động từ các nguồn khác nhằm duy trì, phát triển kinh tế hộ gia đình và tăng nhanh tỉ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủ trang trại.
- là hình thức tổ chức sản xuất trên một lãnh thổ xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trung cao và có quy mô lớn hoặc tương đối lớn nhằm sản xuất hàng hóa nông sản kết hợp với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của TCLT nông nghiệp, bao gồm trong đó các hình thức TCLT ở cấp thấp hơn. Đây là những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối đồng nhất về các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước…), KT – XH (dân cư, lao động, kinh nghiệm và truyền thống sản xuất...), được hình thành với mục đích phân bố hợp lý và CMH đúng đắn sản xuất nông nghiệp trên cơ sở sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của vùng trong cả nước cũng như nội bộ từng vùng để tạo nên các vùng CMH nông nghiệp sản xuất hàng hóa.[24].
- Khu nông nghiệp công nghệ cao: Khu nông nghiệp công nghệ cao là một lãnh thổ xác định, tuy không qúa lớn về diện tích, nhưng áp dụng kĩ thuật canh tác hiện đại với công nghệ cao. Tuy nhiên, loại hình khu nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta hiện nay chưa phát triển mạnh, nhưng đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở ven các thành phố lớn. (Bảng 1.3)
Bảng 1.3: Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007
STT Khu NNCNC Địa điểm Diện tích
canh tác (ha)
Hƣớng chuyên môn hóa
1 TP. Hồ Chí Minh H. Củ Chi 100 Rau cao cấp
2 T. Lâm Đồng H. Đức Trọng 300 Rau, hoa xuất khẩu
3 TP. Hà Nội H. Thanh Trì 80 Rau cao cấp
4 TP. Hải Phòng H. Cát Hải 150 Rau, quả xuất khẩu
Cả nƣớc 630
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Vùng trồng cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp). Đây là hình thức tổ chức theo lãnh thổ trong sản xuất nông nghiệp mà nước ta đã và đang phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc hình thành nhiều khu vực cây trồng gắn với công nghiệp chế biến thành một thể tổ hợp nông - công nghiệp. Trong lâm nghiệp ở nước ta hiện nay cũng có hình thức tổ chức lãnh thổ rất có hiệu quả giống như tổ hợp nông - công nghiệp mà chúng ta gọi là tổ hợp lâm - công nghiệp, tức là gắn vùng rừng nguyên liệu với xí nghiệp chế biến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu của hình thức này là tổ hợp lâm - công nghiệp chế tạo giấy, tổ hợp lâm - công nghiệp chế tạo gỗ…
1.3.2.3. Dịch vụ
Đối với ngành du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ rất phong phú và từ thấp đến cao là: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch. Đối với hoạt động thương mại, thì hệ thống mạng lưới bán lẻ, mạng lưới chợ; hoạt động xuất nhập khẩu là những biểu hiện cụ thể. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải thì tổ chức lãnh thổ được thể hiện cụ thể qua mạng lưới đường giao thông và đầu mối giao thông.
, ngành mang tính địa lí nhất, TCLT biểu hiện tương đối rõ nét dưới các hình thức.[23].
- Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên hay một công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
- Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các KDL, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông.
- Khu du lịch (KDL) là hình thức tổ chức lãnh thổ đặc thù cho du lịch, phát triển rộng khắp ở các quốc gia, thường gắn với một hoặc một vài điểm du lịch nổi tiếng và là điểm dừng quan trọng của các tour hay tuyến du lịch.
- Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch với tài nguyên du lịch tương đối tập trung, được khai thác một cách cao độ, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phát triển đảm bảo lưu khách lại trong một thời gian dài và có khả năng tạo vùng du lịch.
- Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị.
- Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các trung tâm, điểm và tuyến du lịch có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng tài nguyên du lịch; tính CMH thể hiện sâu sắc (để phân biệt vùng này với vùng khác); có mối liên hệ nội, ngoại vùng đa dạng; có diện tích lớn, bao gồm nhiều tỉnh.