Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Đánh giá chung

2.1.4.1. Thuận lợi

- Là tỉnh có chung đường biên giới với Trung Quốc, có khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, các cửa khẩu Xín Cái, Phố Bảng, Nghĩa Thuận, Bạch Đích, Thanh Thuỷ, Bản Máy, Mốc 5 Xín Mần và các cửa khẩu tiểu nghạch khác là các hạt nhân thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển trong giai đoạn tới.

- Diện tích tự nhiên rộng, tài nguyên đa dạng, trong đó một số có tiềm năng lớn như tài nguyên rừng và đất rừng, tiềm năng thủy điện, tài nguyên du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lịch… là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hóa.

- Thông qua các cửa khẩu với Trung Quốc tuyến đường xuyên Á dự kiến đi qua địa bàn, tạo cơ hội phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao thương quốc tế, phát triển kinh tế đối ngoại, du lịch và dịch vụ vận tải quốc tế.

- Trong các năm từ 2000 trở lại đây nền kinh tế của Hà Giang đang dần được cải thiện, đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ phát triển bình quân chung của cả nước, đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thông thoáng và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các công trình đầu tư trên địa bàn do các Bộ, ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi. Hà Giang cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho đầu tư phát triển.

- Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ sẽ tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng và tỉnh với tốc độ nhanh hơn.

- Việc triển khai xây dựng công trình thủy điện Tuyên Quang cũng là cơ hội để Hà Giang quy hoạch sắp xếp lại dân cư, phát triển sản xuất hàng hóa và giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc.

2.1.4.2. Khó khăn, thách thức

- Hà Giang cách xa các trung tâm kinh tế lớn, giao thông đối ngoại còn nhiều hạn chế, địa bàn rộng, địa hình chủ yếu là núi cao chia cắt mạnh, núi sông hiểm trở, đường biên giới dài nhưng dân cư thưa thớt và phân tán.

- Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách Nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao động. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ bé, chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Các tiềm năng để phát triển chậm được khai thác. Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với trung bình cả nước và các tỉnh trong khu vực là thách thức lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, khoảng cách về thu nhập và phát triển ngày càng lớn giữa khu vực kinh tế phi nông nghiệp và nông nghiệp (trong khi lao động nông nghiệp chiếm trên 80% tổng số lao động).

- Sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh. Mặc dù trên địa bàn tỉnh có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát triển nhanh huộc địa bàn các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Bắc Mê và thị xã Hà Giang, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy kinh tế chung của tỉnh.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được cải thiện đáng kể, song nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém. Giao thông nông thôn hầu hết mới chỉ đi lại được một mùa, … đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư lớn trong giai đoạn tới.

- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa lao động trong khu vực nông nghiệp (chiếm đa số) với lao động trong các ngành phi nông nghiệp còn rất lớn (thu nhập bình quân đầu người khu vực nông nghiệp mới đạt 1,4 triệu đồng/năm, chỉ bằng 43,75% mức thu nhập bình quân toàn tỉnh).

Với thực trạng trên, để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Giang theo hướng hiệu quả, bền vững trong thời gian tới, bên cạnh việc khắc phục những khó khăn và thách thức nêu trên, đòi hỏi phải có định hướng phát triển phù hợp và các giải pháp cụ thể để phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 73 - 75)