6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
1.2 Vốn tự có và đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam
1.2.3.1 Các chuẩn mực đánh giá an toàn vốn theo Hiệp ước Basel
Về cơ bản, chuẩn mực an toàn vốn tại Hiệp ước Basel được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn từ 1988 đến 2003 (Basel I), Ủy ban Basel đưa ra hệ số Cook quy định các NH phải có tỷ lệ vốn tự có an tồn tối thiểu là 8% và phải đảm bảo chất lượng quản lý
rủi ro. Tuy nhiên Hiệp ước Basel I chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng mà chưa bàn đến các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất,...
- Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 (Basel II), nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn vốn cho các TCTC khổng lồ, tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính cũng như tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho các NH, Ủy ban Basel đã bổ sung những tiêu chuẩn đánh giá rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, đồng thời nhấn mạnh vai trị thanh tra, giám sát trong cơng tác quản lý của NH. Basel II đưa ra hệ số CAR quy định các NH phải đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 8%, đồng thời đưa ra các phương pháp đánh giá nội bộ về nhu cầu sử dụng vốn nhằm khuyến khích nâng cao khả năng tự quản lý của các NHTM.
- Giai đoạn từ năm 2010 đến nay (Basel III), Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, đòn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của ngành NH. Hệ số CAR vẫn yêu cầu mức tối thiểu là 8%. Vốn cấp 1 nâng lên 6%: Chủ yếu của vốn cấp 1 là phải bao gồm vốn cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại, vốn cấp 3 sẽ được loại bỏ, các NHTM phải duy trì vốn dự phịng 2,5%, các NH có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%; Ủy ban sẽ đưa ra một tỷ lệ đòn bẩy là một biện pháp bổ sung cho khung rủi ro được thiết lập ở Basel II, tỷ lệ đòn bẩy ở mức thử nghiệm là 3% vốn cấp 1.
Nói chung, Hiệp ước Basel đã tập trung vào việc phân chia vốn tự có an tồn ra nhiều loại nhằm phù hợp với mức độ bù đắp từng loại rủi ro khác nhau. Việc phân định rõ các thành phần cũng như xây dựng các nguyên tắc xác định cho từng loại vốn đã tạo điều kiện cho các NH hình thành các quỹ dự phịng thích hợp, cũng như tìm thêm các nguồn vốn bổ sung đảm bảo an toàn nguồn vốt cốt lõi. Basel cũng yêu cầu hệ thống NH phải xây dựng quy trình, chính sách kiểm sốt nội bộ chặt chẽ đồng thời cũng đưa ra các phương pháp giúp NH tự quản lý rủi ro, hướng đến tăng cường vốn toàn cầu và các quy định về tính thanh khoản với mục tiêu thúc đẩy khu vực NH trở nên linh hoạt hơn nhằm cải thiện khả năng chống lại những cú sốc phát sinh từ sự căng thẳng tài chính và kinh tế, từ đó giảm nguy cơ lây lan khủng hoảng khu vực tài chính sang các nền kinh tế khác.