6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.2 Thực trạng áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn của
2.2.3 Tình hình sử dụng vốn tại các NHTM Việt Nam hiện nay
2.2.3.1 Hệ số giới hạn huy động vốn (H1)
Vốn tự có
H1 =
Tổng nguồn vốn huy động
Hệ số giới hạn vốn huy động (H1) đưa ra nhằm mục đích giới hạn mức huy động vốn của NH để tránh tình trạng khi NH huy động vốn quá nhiều, vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho NH có thể mất khả năng chi trả. Hệ số này càng cao cho thấy khả năng huy động vốn của NH càng lớn trong khi đó mức độ rủi ro vẫn đảm bảo. Theo Pháp lệnh NH năm 1990 thì hệ số H1 ≥ 5, tuy nhiên quy định này hiện nay khơng cịn hiệu lực. Trong đề tài này, tác giả vẫn xem xét hệ số này nhằm phân tích rõ hơn tình hình giới hạn huy động vốn hiện nay tại các NHTM VN.
Bảng 2.8 Hệ số giới hạn huy động vốn tại một số NHTM VN
Ngân hàng Hệ số H1 = Vốn tự có/Tổng nguồn vốn huy động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vietinbank 5,41% 6,70% 7,31% VCB 9,92% 11,85% 13,67% Dong A 9,84% 12,08% 9,89% OCB 17,29% 18,47% 17,05% HD Bank 7,54% 8,94% 10,98% Navibank 16,65% 21,14% 18,64% Saigonbank 27,13% 42,86% 30,33% Western Bank 28,01% 24,65% 29,27%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM và tính tốn của tác giả
Trong 8 NHTM phân tích thì Saigonbank có hệ số H1 duy trì cao nhất từ năm 2010 đến năm 2012, kế đến là Western Bank, Navibank, OCB,.. thấp nhất là Vietinbank với tỷ lệ khiêm tốn (7,31%) vào cuối năm 2012. Vietinbank có quy mơ vốn tự có và tài sản
khổng lồ, huy động vốn rất tốt, chiếm lĩnh hơn 12% thị phần trên thị trường, trong khi đó năm 2012 Western Bank chịu sự sụt giảm về huy động vốn (-14,81%), chỉ chiếm 0,29% thị phần, vốn tự có khơng tăng, điều này chắc chắn sẽ làm hệ số H1 của Western Bank cao. Như vậy nếu xét riêng một chỉ tiêu này để đưa ra kết quả NH nào huy động vốn an toàn hơn NH nào là chưa đầy đủ và chính xác. NH có quy mơ vốn tự có nhỏ, chiếm thị phần huy động vốn khiêm tốn thì khơng thể xem là huy động vốn an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, hệ số H1 quá cao chưa hẳn sẽ đem lại lợi nhuận cao, vì lúc này NH chưa khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động. Tuy nhiên nhìn chung, hệ số này đã tăng qua từng năm cho thấy ngoài việc các NH tăng vốn điều lệ để thực hiện đúng theo Nghị định 141 của Chính phủ thì các NH đã chủ động tăng vốn, tăng năng lực tài chính song song với việc kiểm soát hoạt động huy động vốn để đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.2.3.2 Hệ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có (H2)
Vốn tự có
H2 = Tổng tài sản Có
Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản Có của một NH. Thơng thường, NH nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của NH càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của NH sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của NH. Trong các năm qua, hệ số này luôn chiếm tỷ lệ khá cao ở khối NHTM CP trong khi khối NHTM NN chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn, điều đó cho thấy các NHTM CP tận dụng sử dụng đòn bẩy cao với kỳ vọng tăng lợi nhuận. Những năm gần đây, các NHTM NN đã tiến hành IPO và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho các tổ chức nước ngoài cũng như được bổ sung vốn góp từ Chính phủ nên tỷ lệ vốn tự có trên tài sản đã tăng lên tương đối.
Bảng 2.9 Tình hình hệ số H2 tại một số NHTM Ngân hàng H2 = Tỷ lệ VTC/ Tổng tài sản Có Tốc độ tăng VTC (2012/2011) Tốc độ tăng Tài sản Có (2012/2011) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vietinbank 5,00% 6,12% 6,68% 19,27% 9,36% VCB 6,72% 7,81% 10,03% 45,09% 13,02% Dong A 8,41% 8,98% 8,81% 5,00% 7,01% OCB 13,38% 14,75% 13,92% 1,81% 7,94% HD Bank 6,69% 7,88% 9,65% 43,55% 17,23% NaViBank 9,49% 14,28% 14,75% -0,93% -4,05% Saigonbank 14,63% 24,11% 22,89% -7,93% -3,03% Western Bank 21,35% 15,39% 21,15% 1,16% -26,41% Bình quân ngành 8,98% 2,54%
Nguồn : Báo cáo thường niên tai các NHTM và tính tốn của tác giả
Năm 2012, khối NHTM NN tăng trưởng vốn tự có với tốc độ khá cao đến 18,68%, cao gấp 2 lần so với tốc độ bình qn tồn hệ thống (8,97%), trong khi khối NHTM CP chỉ tăng 6,34%. Cụ thể là VCB dẫn đầu khối NHTM NN khi tốc độ tăng vốn tự có lên đến 45,09%, Vietinbank cũng có tốc độ khá cao với 19,27%, kế đến là HD Bank 43,55%, cao nhất trong 6 NHTM CP phân tích. Khi đó, cùng với đà tăng của nguồn vốn, tổng tài sản của NH cũng tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, tốc độ mở rộng tài sản toàn hệ thống năm qua chỉ đạt 2,54%. Trong đó khối NHTM NN tăng ấn tượng với con số dương 11,78%, trong khi chứng kiến sự sụt giảm của khối NHTM CP với âm 4,54%, tiêu biểu là sự mở rộng tài sản của 2 NHTM NN khổng lồ là Vietinbank (9,36%) và VCB (13,02%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình qn của tồn hệ thống (8,98%). Cịn phía khối NHTM CP thì chỉ có HDbank tăng 17,23%, cao nhất trong 6 NHTM CP phân tích, kế đến là 2 NH thuộc nhóm 2 là OCB và Dong A Bank. Riêng 3 NH thuộc nhóm 3 và 4 phải chịu đà giảm tài sản so với năm 2011 như NaViBank (-4,05%), Saigonbank (-3,03%), nặng nề nhất vẫn là Western Bank (-26,41%), 3 NH này đều nằm trong diện tăng trưởng tín dụng thấp hoặc khơng tăng trưởng nên cũng dễ hiểu khi tốc độ tăng trưởng tài sản không những khơng dương mà cịn âm, thêm vào đó trong năm qua Western Bank trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng 146,5% so với năm 2011 do phải trích lập bổ sung các khoản vay chưa trích đúng theo quy định của NHNN, điều này đã làm cho khối tài sản của NH sụt giảm
nghiêm trọng. Nhìn chung tồn hệ thống, tốc độ tăng vốn tự có (8,98%) áp đảo tốc độ tăng trưởng tài sản (2,54%) phần nào góp phần cho hệ số vốn tự có trên tổng tài sản tăng, điều này cho thấy các NHTM đang từng bước mở rộng quy mô vốn tự có nhằm nâng cao năng lực tài chính, dần đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II và xa hơn là Basel III.
Qua phân tích hai chỉ số H1 và H2 trên đây, cho thấy hai thái cực khác hẳn nhau, một nhóm NH có hai chỉ số cao thuộc nhóm 3 và 4 như Western Bank, Saigonbank, Navibank, trong khi đó một nhóm NH có hai chỉ số này thấp hơn là VCB, Vietinbank. Như vậy, nhóm NH có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt khi xét về khía cạnh lợi nhuận; hơn nữa, có thể các NH này khơng phải chủ động duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể do huy động vốn gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp; các NH có chỉ số thấp hơn có thể huy động vốn tốt hơn, tăng trưởng tín dụng cao, hoạt động hiệu quả và lợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay, hệ số H1 và H2 đã khơng cịn bị NHNN ràng buộc các NHTM tuân thủ theo một mức nhất định, tuy nhiên tác giả nhận thấy rằng hai hệ số này vẫn có ý nghĩa trong q trình hoạt động kinh doanh của NH hiện nay nhằm hạn chế việc tăng trưởng tín dụng hay huy động quá mức bảo vệ của vốn tự có cũng như khả năng chi trả của NH.
2.2.3.3 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (LDR)
Tổng dư nợ cho vay
LDR =
Tổng nguồn vốn huy động
Tại Thông tư 19, NHNN đã sửa đổi Khoản 2 Điều 1 của Thông tư 13 về các tỷ lệ đảm bảo an toàn, trong đó cụm từ “ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ” thay thế cho “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”. Theo đó, TCTD chỉ được sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng nếu trước và sau khi cấp tín dụng, TCTD đó vẫn đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an tòan khác. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn huy động để cấp tín dụng của các NH chỉ đạt 80%, đối với TCTD phi NH chỉ đạt 85% nhưng Thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2011 đã bãi bỏ quy định này. Tuy nhiên, tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã nhấn mạnh các NHTM “từng bước giảm tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động về mức không quá 90%”. Nhìn chung, LDR tại các NHTM VN được cho là khá cao so với các nước trong khu vực. Tập hợp dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cho thấy tỷ lệ LDR tại Việt Nam những năm 2009 – 2011 thường duy trì từ 100% đến 120%, trong khi tỷ lệ này tại Malaysia là 79,3%, Indonesia là 75,5%, Thái Lan là 95,8% và Philippines là 62,6%,…
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NH đã được cải thiện đáng kể từ đầu năm 2012. Khi tỷ lệ này của toàn hệ thống vào cuối năm 2011 đạt đến 103,23% nhưng đã giảm khá nhanh vào những tháng đầu năm 2012, tỷ lệ này vào tháng 4/2012 là 94,73%, tháng 5/2012 là 91,6%, tháng 7/2012 là 94,73%. Tuy nhiên, giữa các khối NHTM cũng tồn tại những khoảng cách quá lớn, như tính đến 31/12/2012, tỷ lệ LDR vẫn còn khá cao tại khối NHTM NN (96,77%) trong khi khối NH liên doanh và nước ngoài chiếm 90,07% và khối NHTM CP chiếm tỷ lệ thấp nhất (79,01% ) và LDR toàn hệ thống được cải thiện ở mức 89,35%.
Bảng 2.10 Hệ số Dư Nợ/ Nguồn vốn huy động và Dư Nợ/ Tổng tài sản Có tại một số NHTM VN
Ngân hàng Dư Nợ/ Nguồn vốn huy động Dư Nợ/ Tổng tài sản Có Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vietinbank 68,94% 69,73% 72,46% 63,69% 63,74% 66,20% VCB 84,88% 86,64% 79,35% 57,48% 57,11% 58,19% Dong A 80,24% 91,44% 82,10% 68,59% 67,97% 73,11% OCB 76,04% 74,34% 77,63% 58,84% 59,38% 63,37% HD Bank 38,46% 34,90% 45,61% 34,10% 30,76% 40,07% Navibank 94,36% 84,98% 75,45% 53,79% 57,41% 59,70% Saigonbank 115,31% 124,69% 93,08% 62,19% 70,14% 70,26% Western Bank 55,69% 68,49% 47,99% 42,44% 42,76% 34,68%
Nguồn : Tính tốn của tác giả từ các Báo cáo thường niên các NHTM
Hầu hết các NH đều cho vay từ nguồn vốn huy động tuân thủ quy định tại Thông tư 19 sửa đổi một số điều của Thông tư 13, ngoại trừ Saigonbank và Dong A Bank vượt mức 80% theo quy định cuả NHNN. Các NH đều tận dụng nguồn vốn huy động để kinh doanh vào hoạt động sinh lời đó là cho vay. Cho vay là hoạt động chính và mang lại phần lớn lợi nhuận tại các NHTM VN hiện nay, điều đó có thể nhận thấy tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản Có của các NHTM vì đây là tài sản Có sinh lời quan trọng nhất của NH. Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động càng cao cho thấy NH càng sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên khi tỷ lệ này quá cao, vượt ngưỡng cho phép là 80% cho thấy các NH đã sử dụng vốn quá mức an toàn, vượt giới hạn an toàn thanh khoản. Tuy nhiên LDR tại các NHTM không bị ràng buộc nữa nhưng trong Đề án cơ cấu lại hệ thống
TCTD cũng đã nêu rõ cần kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp, từng bước kéo LDR không vượt quá 90%. Các NHTM VN cũng cần chủ động điều chỉnh LDR về mức nhằm kiểm sốt tốt tín dụng, đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, không thể khẳng định NH hoạt động an tồn và hiệu quả khi duy trì tỷ lệ này quá thấp. Điển hình là Western Bank phải nằm trong diện tái cấu trúc bắt buộc, huy động giảm 15%, hoạt động tín dụng giảm 41%, lợi nhuận giảm 68% so với năm 2011 đưa NH này vào nhóm có kết quả kinh doanh thấp nhất toàn hệ thống, hệ số này thấp tại Western Bank cho thấy NH này chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động để kinh doanh kiếm lời, gây lãng phí nguồn vốn huy động, sử dụng chưa hiệu quả. Trong tương lai, các NHTM cần phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ phi tín dụng khác nhằm đẩy mạnh tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của NH, vì đây là lĩnh vực ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng và là xu hướng phát triển, đổi mới ngành NH trong thời gian tới.
2.3 Khả năng tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam tại các NHTM Việt Nam
2.3.1 Về yêu cầu đảm bảo vốn tối thiểu
Hệ thống NHTM VN đã phát triển vượt bậc về số lượng cũng như quy mô vốn, không ngừng mở rộng và nâng cao năng lực của mình nhằm thỏa mãn các quy định từ phía các cơ quan chức năng cũng như đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tính đến cuối năm 2012, hệ thống NHTM VN đã đáp ứng 100% yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: có 8 NH có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng và 10 NH có vốn điều lệ lớn hơn 5.000 tỷ đổng. Đồng thời hệ số an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các NH đều đạt trên 9%, CAR bình qn tồn hệ thống đạt 13,75% vào cuối năm 2012. Đạt được tỷ lệ này, các NHTM VN có điều kiện thuận lợi thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel III đến năm 2019, chỉ cần các NHTM VN giữ vững và củng cố hệ số này thêm nữa thì các NHTM VN đã đáp ứng được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% của Basel III, kể cả phần vốn đệm dự phịng tài chính.
Nếu so sánh với những điều chỉnh mới của Basel III thì khơng có gì đáng lo ngại vì giá trị của cơ cấu vốn để tính hệ số CAR của các NHTM VN hầu hết là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, vốn cấp 2 của các NHTM VN vẫn cịn nhiều hạn chế vì theo quy định thì vốn cấp 2 được tính tốn từ chênh lệch đánh giá lại tài sản, giá trị của trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ với kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm. Trên thực tế, việc đánh giá
lại tài sản và phát hành trái phiếu chuyển đổi còn rất hạn chế, hơn nữa, các khoản vốn vay mượn chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn nên phần vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn cấp 2 cịn rất ít. Do vậy, phần lớn tỷ trọng của vốn tự có của các NHTM VN là vốn cấp 1. Đối chiếu với các quy định an toàn vốn của Basel III, chúng ta thấy cách tính vốn cấp 1 và vốn cấp 2 của Việt Nam cơ bản thỏa mãn các tiêu chí của Basel III. Tuy nhiên, cách tính tốn tổng tài sản có rủi ro có nhiều khác biệt. Basel III xem xét cả ba loại rủi ro gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, trong khi quy định của Việt Nam chỉ tính đến rủi ro tín dụng mà chưa đề cập đến hai loại rủi ro cịn lại, đây là điều thiếu sót khi Việt Nam bỏ qua hai loại rủi ro vốn ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.
2.3.2 Về thanh tra, giám sát
Trong thời gian qua, hoạt động thanh tra giám sát NH của NHNN đã đóng vai trị quan trọng trong việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng và đã đạt nhiều kết quả khả quan như: khuôn khổ pháp lý về thanh tra giám sát NH ngày càng được nâng cao; từng bước xây dựng nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển của hệ thống NH và thông lệ quốc tế; tổ chức giám sát được thực hiện trên cả 2 nội dung là giám sát từ xa và