6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.3 Khả năng tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn tạ
2.3.5 Năng lực điều hành, quản lý của NHNN còn hạn chế
NHNN chưa thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước của mình, chưa phát huy tốt vai trị là đầu mối soạn thảo và ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro trong hoạt động NH phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel, đây đều là những chuẩn mực mà các NHTM trên thế giới đều hướng đến để áp dụng. Theo quy định trong Hiệp ước Basel II, các NHTM được lựa chọn một trong ba phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng với sự đồng ý của cơ quan giám sát và phù hợp với năng lực hiện tại của từng NH. Trên thực tế, Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào hướng dẫn về việc các NHTM thực hiện một trong ba phương pháp này.
Bên cạnh đó, cơ cấu bộ máy của NHNN cồng kềnh, chưa tinh gọn và tổ chức theo hướng hiện đại, chưa thể hiện hiệu quả vai trị của NH trung ương; quy mơ, phạm vi hoạt động và cơ cấu tổ chức của các chi nhánh NHNN chưa có sự điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý tiền tệ - ngân hàng trên từng địa bàn. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra,
phép; Ban hành quy chế; Thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); Xử phạt và thu hồi giấy phép. Hiện tại, vẫn xảy ra một số bất cập trong việc tách bạch giữa các khâu này, chưa phản ánh được bức tranh toàn diện và sâu sắc về từng NHTM, chưa đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát.
2.3.6 Sự phát triển các cơng cụ tài chính và chiến lược tăng vốn hiệu quả
Năng lực tài chính của các NHTM VN còn non yếu, thị trường các công cụ tài chính phái sinh chưa phát triển so với các nước trong khu vực. Do đó, bằng các phương pháp tăng vốn đa dạng và hấp dẫn nhà đầu tư, các NHTM cần tích cực chủ động tìm chiến lược tăng vốn và tỷ lệ dự trữ nhằm tăng tính thanh khoản và đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống NH.
Thực tế tại Trung Quốc, để cải thiện tiềm lực tài chính của các NHTM, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành các đợt cấp vốn bổ sung bằng cách chuyển giao cho họ quyền sỡ hữu trái phếu của Chính phủ Mỹ hoặc trực tiếp từ nguồn dự trữ quốc tế chính thức. Ngồi ra, các NHTM tăng vốn cấp 2 của họ bằng cách phát hành các khoản nợ dài hạn và không chi trả trong thời gian dài.
Chính phủ Thái Lan cũng chủ trương hợp nhất, sáp nhập các định chế tài chính nhỏ thành một số tổ chức có quy mơ lớn hơn, mạnh hơn. Ví dụ như Leam Thơng Bank (LTB) hợp nhất với Radanasin Bank (RAB), sau đó NH sau hợp nhất là RAB sẽ chủ động tìm đối tác chiến lược thơng qua cổ phần hóa. Union Bank Bangkok (UBB) và 12 cơng ty tài chính được hợp nhất vào Krung Thai Thanakit cũng theo cách của LTB và RAB.
Chính phủ Úc cũng đang nghiên cứu một cơ sở đảm bảo thanh khoản bằng một cam kết giữa NHTM với NHTW nhằm giúp các NHTM có thêm giải pháp để tăng vốn tự có. Bên cạnh luật bảo hiểm tiền gửi đang phát huy tác dụng tại Úc thì Chính phủ Úc cũng nghiên cứu ban hành quy định về việc cho phép các NHTM Úc phát hành trái phiếu được bảo hiểm. Từ đó giúp các NHTM đạt được hiệu quả tốt hơn trong việc mở rộng vốn tự có thơng qua phát hành trái phiếu.
Thiết nghĩ, NHNN và các NHTM VN cũng cần tăng cường nghiên cứu và phát triển các hình thức cũng như chiến lược huy động vốn tốt hơn từ công chúng. Tiếp nhận vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài (như sở hữu trái phiếu bằng ngoại tệ, phát hành cổ phiếu ra nước ngoài,…). Quan trọng là lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, cũng những định mức cho nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào các NHTM, thắt chặt sẽ không hấp dẫn đầu
tư, nhưng q thả lỏng thì các NH lớn nước ngồi sẽ thơn tính ngay những NH nội địa Việt Nam, biến các NH này thành công cụ sinh lời của họ.
2.3.7 Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao – Hạ tầng công nghệ thơng tin cịn nhiều hạn chế
Để đáp ứng Basel, một thách thức lớn là thiếu nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn giỏi. Để nắm vững và vận dụng được các chuẩn mực cuả Basel đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị, các chuyên viên phụ trách có tầm hiểu biết sâu rộng, đội ngũ cán bộ ngành còn chậm đổi mới, chưa theo kịp với tốc độ phát triển, trình độ và tính chun nghiệp chưa cao. Mặt khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế, phát sinh tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực ngành. Trong các cuộc cạnh tranh nhân sự cấp cao hiện nay kết quả thường nghiêng về tổ chức có vốn đầu tư nước ngồi với chính sách đãi ngộ hấp dẫn, phúc lợi cao hơn các tổ chức trong nước,…Đây quả là thách thức không nhỏ cho hệ thống NHTM VN vốn yếu thế hơn các NH nước ngồi về đội ngũ nhân sự có trình độ quản lý giỏi, nắm bắt tốt nhu cầu thị trường, tác phong chuyên nghiệp và chính sách đãi ngộ nhân tài.
Bên cạnh đó, hạ tầng cơng nghệ thơng tin của các NHTM VN cịn nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, một số các NH đã quan tâm phát triển hệ thống công nghệ, các phần mềm, đầu tư vào hệ thống NH lõi corebanking để trang bị hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến đáp ứng được nhu cầu phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh với quy mô và đa dạng dịch vụ hơn. Tuy nhiên để áp dụng được Basel, các NH phải hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin, hoạch định chiến lược phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế phát triển. Gần đây xuất hiện nhiều tội phạm công nghệ cao đánh cắp các thông tin của khách hàng để chiếm dụng vốn, chiếm đoạt tài sản,… điều đó cho thấy hiện nay hệ thống an tồn, bảo mật thơng tin, dữ liệu và công tác bảo vệ an ninh mạng của các NH còn nhiều bất cập, chưa được quan tâm và đầu tư đúng mực.
2.3.8 Nguyên nhân tồn tại từ nội dung của Hiệp ước Basel
- Nội dung Basel khá phức tạp: Từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1988, đến nay Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều phiên bản với khối lượng đồ sộ về nội dung, thuật ngữ, bảng biểu, cơng thức tính tốn phức tạp, khó trình bày,…. Đồng thời, vấn đề ngơn ngữ cũng gây khó khăn, các phiên bản đều là tiếng Anh nên khi dịch ra tiếng Việt khó có thể dịch chuẩn xác hết nội dung của Hiệp ước.
Basel II buộc các NH ở các nước đang phát triển phải thay đổi đáng kể trong quản lý, phải nắm bắt, cập nhật về rủi ro tín dụng và các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng, việc này phải cần có thời gian vì các NH vốn đã quen quản trị theo cách truyền thống. Đối với các phương pháp của Basel II, có thể nói phương pháp chuẩn được xem là đơn giản và dễ áp dụng nhất. Phương pháp này dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc nội bộ, điều này địi hỏi phải tính tốn hàng loạt các chỉ tiêu, các thuật tốn, kỹ thuật đánh giá rủi ro,…còn phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản hoặc tiên tiến còn phức tạp hơn nhiều lần.
- Yêu cầu của Basel về vốn khá cao: Theo Basel II, hệ số an toàn vốn tối thiểu là 8% nhưng thực tế NH ở các nước có thứ hạng thấp phải duy trì mức vốn cao hơn quy định, điều này gây bất lợi cho các NHTM VN. Trong khi đó, Basel III ra đời khuyến cáo áp dụng đầy đủ vào năm 2019 đã gây áp lực vốn cho NH khi tỷ lệ các loại vốn có chất lượng cao được nâng lên mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%. Cụ thể vốn cấp 1 từ 4% trong Basel II tăng lên 6% trong Basel III, đồng thời vốn cổ phần thường cũng tăng từ 2% lên 4,5%. Các NHTM VN đều có CAR ≥ 8%, tuy nhiên các số liệu đều được tính tốn theo VAS, cịn tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì có sự sai lệch nhất định, hơn nữa, các NH còn phải bổ sung vốn để dự phòng rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường nên áp lực tăng vốn là rất lớn. Đây quả là thách thức không nhỏ cho các NHTM VN trong thời kỳ hội nhập.
- Chí phí thực hiện áp dụng Basel lớn, các NH cỡ nhỏ khó lịng chịu được chi phí cố định cao liên quan đến việc nâng cấp NH, đây là một thách thức lớn đối với tài chính Việt Nam.
2.4 Tác động của việc áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn đến hệ thống NHTM Việt Nam
2.4.1 Tác động tích cực
- Thứ nhất, nếu tuân thủ theo các chuẩn mực của Basel, hoạt động của các NHTM sẽ càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các NH sẽ càng được nâng cao hơn và tính an tồn trong hoạt động càng được củng cố hơn, từ đó tạo được lịng tin của người gửi tiền đối với hệ thống NHTM VN. Hơn 5 năm trở lại đây, thị trường tài chính có nhiều biến động ngày càng phức tạp, giá vàng, ngoại tệ, giá chứng khoán tăng giảm bất thường. Đặc biệt là lạm phát kéo dài, thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Các TCTD hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng lại thiếu minh bạch thông
tin, cạnh tranh lãi suất gay gắt trong nội bộ ngành thậm chí cịn xảy ra hiện tượng cạnh tranh không công bằng giữa các NH với nhau khi áp dụng lãi suất thỏa thuận ngầm với khách hàng, vượt giới hạn cho phép của NHNN,…thêm vào đó là bức tranh khá phức tạp của thị trường tài chính đã góp phần gia tăng rủi ro cho các NHTM VN. Mặt khác, khoảng cách giữa sự phát triển của sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro ngày càng lớn.
- Thứ hai, việc áp dụng chuẩn mực vốn mới sẽ tăng tính ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM, hạn chế các NH tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Các cơ quan quản lý sẽ liên tục xem xét và đánh giá vốn an toàn của các NH cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý sẽ sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của các NH giảm xuống mức tối thiểu. Bên cạnh đó, duy trì các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả, giới hạn cấp tín dụng hay góp vốn mua cổ phần tránh tình trạng cấp tín dụng hay đầu tư quá mức, vượt ngưỡng bảo vệ của vốn tự có, gây thiếu hụt thanh khoản cũng như vượt giới hạn an toàn an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH.
- Thứ ba, việc nâng cao hệ số an toàn vốn là cơ sở quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTM. Nếu quy mơ NH quá nhỏ sẽ dễ bị tổn thương thậm chí bị thâu tóm bởi các cá nhân hay tổ chức khác. Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vốn mới theo Basel II và phiên bản mới là Basel III làm gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn, tạo bức tường an ninh tài chính vững vàng hơn giúp các NHTM tự bảo vệ mình cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính vốn có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.
- Thứ tư, Basel góp phần khuyến khích tính chủ động giám sát, minh bạch thơng tin của hệ thống NHTM VN, các NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, các rủi ro mà mình đang gánh chịu, mức vốn dự phịng,… từ đó các cơ quan quản lý phía Nhà nước mới có các dữ liệu tin cậy để tính tốn, đánh giá mức độ an tồn cũng tuân thủ các quy định trong hoạt động của các NHTM nhằm quản lý hệ thống NH sát sao hơn.
Ngồi ra, có thể hình thành xu thế liên kết mới để tăng sức mạnh tài chính thơng qua hợp nhất, sáp nhập hay mua bán trong hệ thống NHTM. Bằng cách này, các NHTM quy mơ vốn nhỏ sẽ có cơ hội tăng vốn điều lệ, đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ đa dạng. Từ đó, tăng năng lực cũng như tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của mình trên thị trường tài chính.
2.4.2 Tác động khơng mong muốn
Basel III như Hiệp ước an toàn vốn chắc chắn cho hệ thống NH trên thế giới áp dụng để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại vốn chứa quá nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro. Tuy nhiên, việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế này gây khơng ít khó khăn cho hệ thống NH các nước mới nổi và đang phát triển và Việt Nam là không ngoại lệ.
- Thứ nhất, Hiệp ước có thể khiến dịng vốn đầu tư vào Việt Nam giảm do việc áp dụng Basel là khá tốn kém, các NH quy mơ nhỏ khó có thể chịu được chi phí liên quan đến việc nâng cấp NH để áp dụng Hiệp ước này, đây là thách thức lớn đối với hệ thống NHTM VN
- Thứ hai, việc áp dụng Basel III có thể dẫn đến siết chặt nguồn vốn đầu tư vào phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ do chi phí vay tăng cao. Do đó các NH sẽ có xu hướng khơi thông nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp lớn mang nhiều lợi nhuận và an tồn, điều này vơ tình đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình trạng khó khăn khó tiếp cận với dịng vốn vay.
- Thứ ba, NHTM VN đứng trước áp lực cạnh tranh từ phía NH nước ngồi với năng lực tài chính tốt hơn, cơng nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm đa dạng và có chất lượng cao hơn, có đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn như tiêu chuẩn về an toàn vốn tối thiểu, trích lập dự phịng rủi ro, phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế. Theo quy định của NHNN, từ 01/01/2011, các NH nước ngoài tại Việt Nam đã được huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà NH khơng có quan hệ tín dụng, điều này thực sự gây thêm áp lực cho các NHTM VN phải nâng cao năng lực của mình khi giờ đây thị trường huy động phải san sẻ thêm cho các NH nước ngoài vốn có nhiều lợi thế về tài chính, kỹ thuật cơng nghệ cũng như trình độ quản lý.
2.5 Các NHTM Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được một số tiền đề cho việc áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel
Quy mô vốn, quy mô tài sản, khả năng sinh lời, trình độ cơng nghệ thơng tin, trình độ quản trị, nền tảng pháp lý,… đều là những điều kiện tiền đề để các NHTM có thể áp dụng được các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhìn chung, hệ thống NHTM Việt Nam hiện quá cồng kềnh, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về năng lực cạnh tranh, về vốn, tài sản, lợi nhuận,... Số lượng NH thì nhiều trong khi số NH có vốn mạnh, quy mơ tài sản và lợi nhuận cao thì vẫn cịn q ít. Hệ thống NH Việt Nam hiện có 5 NHTM NN, 34 NHTM CP mà chỉ có hơn 8 NH có vốn điều lệ
hơn 10.000 tỷ đồng và 10 NH có vốn điều lệ lớn hơn 5.000 tỷ đổng, thấp xa so với các NH trong khu vực.
Bên cạnh đó, NH là một trong những ngành ứng dụng công nghệ thông tin tốt nhất, đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động của ngành và của nền kinh tế nhưng ứng dụng công nghệ thông tin trong NH đến nay vẫn chưa đồng đều, dẫn đến gây ra cản trở trong