Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 70 - 74)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

3.1 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

2020

3.1.1 Định hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

- Phát triển ổn định và bền vững hệ thống NH là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược NH.

- Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống NH là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống NH là huyết mạch của nền kinh tế.

- Chiến lược phát triển NH được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

- Phát triển hệ thống NH phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.

- Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống NH.

- Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống NH theo hướng phát triển ổn định, bền vững, ngang tầm với các NH trên thế giới và khu vực về qui mơ, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và cơng nghệ NH; mơ hình phát triển NH phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu và tiện ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, phục vụ u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững; tạo tiền đề để phát triển cao hơn cho thời kỳ chiến lược sau.

- Một số mục tiêu chủ yếu:

+ Xây dựng và phát triển NHNN lên một cấp độ mới trong việc thực hiện vai trò quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thực thi CSTT, ngoại hối hiệu quả với tầm nhìn triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố lịng tin của dân chúng đối với những

động thái chính sách của NHNN và hệ thống tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu hàng năm, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mơ (được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiền tệ và mức lạm phát cụ thể sẽ được tính tốn sau khi có số liệu kinh tế vĩ mơ).

+ Phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.

+ Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống NH Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế (được cụ thể hóa bằng các tiêu chí như tỷ lệ đủ vốn, tổng tài sản có, tỷ lệ ROE, ROA...).

Theo đó, tầm nhìn chiến lược đến năm 2012 là xây dựng “Một hệ thống các TCTD vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN”. Khi xây dựng lộ trình chiến lược xây dựng hệ thống các TCTD Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 thì có 4 nội dung cốt lõi được xem xét là:

- Tăng cường cạnh tranh, ổn định và đa dạng hóa các định chế tài chính.

- Cải thiện tính hiệu quả hệ thống của khu vực NH thông qua việc củng cố cơ chế thị trường.

- Xây dựng một cơ chế giám sát thận trọng, hiệu quả, tập trung và kiểm soát rủi ro hệ thống.

- Tăng cường mức độ tiếp cận với những sản phẩm, dịch vụ NH đến tất cả các khách hàng một cách hiệu quả

Trong đó, cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015 được xem là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết với các mục tiêu chủ yếu:

- Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị NH tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NH nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các TCTD; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động NH. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 NHTM có quy mơ và trình độ tương đương với các NH trong khu vực.

3.1.2 Một số định hướng phát triển cụ thể cho các NHTM VN

- Nâng cao vai trị, vị trí chi phối của các NHTM NN; bảo đảm các NHTM NN thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các TCTD, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2015 hình thành được 1 - 2 NHTM NN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.

- Các NHTM CP phải chấn chỉnh để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các NHTM NN giữ cho hệ thống các TCTD ổn định và phát triển vững chắc. Các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động NH theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các NHTM lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý các NHTM yếu kém. Kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTM phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, cơng nợ, vốn tự có và mức độ an tồn của NHTM, các NHTM sẽ được phân loại thành 3 nhóm (NHTM lành mạnh; NHTM thiếu thanh khoản tạm thời và NHTM yếu kém) để có biện pháp xử lý thích hợp. Các NHTM cần có phương án cơ cấu lại phù hợp với mức độ rủi ro, yếu kém và điều kiện cụ thể của NHTM. Nội dung cơ cấu lại các NHTM yếu kém bao gồm: (1) Lành mạnh hóa về tài chính; (2) Cơ cấu lại hoạt động; (3) Cơ cấu lại hệ thống quản trị; (4) Cơ cấu lại pháp nhân và sở hữu.

- Các NHTM xây dựng và triển khai phương án tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh, bên cạnh đó phải cơ cấu lại tài chính, hoạt động và quản trị của mình.

- Các NHTM cần tăng quy mơ và năng lực tài chính của mình một các an tồn và bền vững.

+ Tăng quy mơ và chất lượng vốn tự có của NHTM: Bảo đảm mức vốn tự có khơng thấp hơn mức theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định của pháp luật .

+ Tăng vốn điều lệ: (i) Phát hành cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đơng, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước; (ii) Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của NHTM được cơ cấu lại.

+Các NHTM phải đạt mức vốn tự có đủ để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp theo quy định của Basel II đến cuối năm 2015.

- Khuyến khích và tạo điều kiện các NHTM sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện để tăng quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao chất lượng tài sản, kiểm sốt chất lượng tín dụng và giảm nợ xấu

- Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn; kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy động về mức không quá 90% đến năm 2015.

- Tập trung tín dụng NH vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và ưu tiên vốn tín dụng cho sản xuất, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Từng bước chuyển dịch mơ hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

- Đa dạng hóa dịch vụ NH, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ NH truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro cho khách hàng,…).

Triển vọng phát triển hệ thống NH đến năm 2020 là đảm bảo sự phát triển ổn định của khu vực tài chính, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực tài chính trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế - xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Với vai trị quản lý nhà nước của mình, NHNN sẽ vẫn giữ vị trí then chốt trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ ngân hàng nhằm đạt tới mục tiêu chiến lược phát triển Ngành trong 10 năm tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)