6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.3 Khả năng tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn tạ
2.3.8 Nguyên nhân tồn tại từ nội dung của Hiệp ước Basel
- Nội dung Basel khá phức tạp: Từ khi ban hành lần đầu tiên vào năm 1988, đến nay Ủy ban Basel đã ban hành rất nhiều phiên bản với khối lượng đồ sộ về nội dung, thuật ngữ, bảng biểu, cơng thức tính tốn phức tạp, khó trình bày,…. Đồng thời, vấn đề ngơn ngữ cũng gây khó khăn, các phiên bản đều là tiếng Anh nên khi dịch ra tiếng Việt khó có thể dịch chuẩn xác hết nội dung của Hiệp ước.
Basel II buộc các NH ở các nước đang phát triển phải thay đổi đáng kể trong quản lý, phải nắm bắt, cập nhật về rủi ro tín dụng và các cơng cụ đo lường rủi ro tín dụng, việc này phải cần có thời gian vì các NH vốn đã quen quản trị theo cách truyền thống. Đối với các phương pháp của Basel II, có thể nói phương pháp chuẩn được xem là đơn giản và dễ áp dụng nhất. Phương pháp này dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc nội bộ, điều này địi hỏi phải tính tốn hàng loạt các chỉ tiêu, các thuật toán, kỹ thuật đánh giá rủi ro,…còn phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản hoặc tiên tiến còn phức tạp hơn nhiều lần.
- Yêu cầu của Basel về vốn khá cao: Theo Basel II, hệ số an toàn vốn tối thiểu là 8% nhưng thực tế NH ở các nước có thứ hạng thấp phải duy trì mức vốn cao hơn quy định, điều này gây bất lợi cho các NHTM VN. Trong khi đó, Basel III ra đời khuyến cáo áp dụng đầy đủ vào năm 2019 đã gây áp lực vốn cho NH khi tỷ lệ các loại vốn có chất lượng cao được nâng lên mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%. Cụ thể vốn cấp 1 từ 4% trong Basel II tăng lên 6% trong Basel III, đồng thời vốn cổ phần thường cũng tăng từ 2% lên 4,5%. Các NHTM VN đều có CAR ≥ 8%, tuy nhiên các số liệu đều được tính tốn theo VAS, cịn tính theo chuẩn mực kế tốn quốc tế thì có sự sai lệch nhất định, hơn nữa, các NH còn phải bổ sung vốn để dự phòng rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường nên áp lực tăng vốn là rất lớn. Đây quả là thách thức không nhỏ cho các NHTM VN trong thời kỳ hội nhập.
- Chí phí thực hiện áp dụng Basel lớn, các NH cỡ nhỏ khó lịng chịu được chi phí cố định cao liên quan đến việc nâng cấp NH, đây là một thách thức lớn đối với tài chính Việt Nam.
2.4 Tác động của việc áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn đến hệ thống NHTM Việt Nam