Hệ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có (H2)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 55 - 57)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

2.2 Thực trạng áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn của

2.2.3.2 Hệ số giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có (H2)

Vốn tự có

H2 = Tổng tài sản Có

Hệ số H2 đưa ra để đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản Có của một NH. Thơng thường, NH nào gặp phải sự sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của NH càng giảm thấp. Vì vậy, hệ số này cho phép tài sản của NH sụt giảm ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của NH. Trong các năm qua, hệ số này luôn chiếm tỷ lệ khá cao ở khối NHTM CP trong khi khối NHTM NN chiếm tỷ lệ khiêm tốn hơn, điều đó cho thấy các NHTM CP tận dụng sử dụng đòn bẩy cao với kỳ vọng tăng lợi nhuận. Những năm gần đây, các NHTM NN đã tiến hành IPO và phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, bán cổ phần cho các tổ chức nước ngoài cũng như được bổ sung vốn góp từ Chính phủ nên tỷ lệ vốn tự có trên tài sản đã tăng lên tương đối.

Bảng 2.9 Tình hình hệ số H2 tại một số NHTM Ngân hàng H2 = Tỷ lệ VTC/ Tổng tài sản Có Tốc độ tăng VTC (2012/2011) Tốc độ tăng Tài sản Có (2012/2011) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Vietinbank 5,00% 6,12% 6,68% 19,27% 9,36% VCB 6,72% 7,81% 10,03% 45,09% 13,02% Dong A 8,41% 8,98% 8,81% 5,00% 7,01% OCB 13,38% 14,75% 13,92% 1,81% 7,94% HD Bank 6,69% 7,88% 9,65% 43,55% 17,23% NaViBank 9,49% 14,28% 14,75% -0,93% -4,05% Saigonbank 14,63% 24,11% 22,89% -7,93% -3,03% Western Bank 21,35% 15,39% 21,15% 1,16% -26,41% Bình quân ngành 8,98% 2,54%

Nguồn : Báo cáo thường niên tai các NHTM và tính tốn của tác giả

Năm 2012, khối NHTM NN tăng trưởng vốn tự có với tốc độ khá cao đến 18,68%, cao gấp 2 lần so với tốc độ bình qn tồn hệ thống (8,97%), trong khi khối NHTM CP chỉ tăng 6,34%. Cụ thể là VCB dẫn đầu khối NHTM NN khi tốc độ tăng vốn tự có lên đến 45,09%, Vietinbank cũng có tốc độ khá cao với 19,27%, kế đến là HD Bank 43,55%, cao nhất trong 6 NHTM CP phân tích. Khi đó, cùng với đà tăng của nguồn vốn, tổng tài sản của NH cũng tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn, tốc độ mở rộng tài sản toàn hệ thống năm qua chỉ đạt 2,54%. Trong đó khối NHTM NN tăng ấn tượng với con số dương 11,78%, trong khi chứng kiến sự sụt giảm của khối NHTM CP với âm 4,54%, tiêu biểu là sự mở rộng tài sản của 2 NHTM NN khổng lồ là Vietinbank (9,36%) và VCB (13,02%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng bình qn của tồn hệ thống (8,98%). Cịn phía khối NHTM CP thì chỉ có HDbank tăng 17,23%, cao nhất trong 6 NHTM CP phân tích, kế đến là 2 NH thuộc nhóm 2 là OCB và Dong A Bank. Riêng 3 NH thuộc nhóm 3 và 4 phải chịu đà giảm tài sản so với năm 2011 như NaViBank (-4,05%), Saigonbank (-3,03%), nặng nề nhất vẫn là Western Bank (-26,41%), 3 NH này đều nằm trong diện tăng trưởng tín dụng thấp hoặc khơng tăng trưởng nên cũng dễ hiểu khi tốc độ tăng trưởng tài sản không những khơng dương mà cịn âm, thêm vào đó trong năm qua Western Bank trích lập dự phịng rủi ro tín dụng tăng 146,5% so với năm 2011 do phải trích lập bổ sung các khoản vay chưa trích đúng theo quy định của NHNN, điều này đã làm cho khối tài sản của NH sụt giảm

nghiêm trọng. Nhìn chung tồn hệ thống, tốc độ tăng vốn tự có (8,98%) áp đảo tốc độ tăng trưởng tài sản (2,54%) phần nào góp phần cho hệ số vốn tự có trên tổng tài sản tăng, điều này cho thấy các NHTM đang từng bước mở rộng quy mơ vốn tự có nhằm nâng cao năng lực tài chính, dần đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II và xa hơn là Basel III.

Qua phân tích hai chỉ số H1 và H2 trên đây, cho thấy hai thái cực khác hẳn nhau, một nhóm NH có hai chỉ số cao thuộc nhóm 3 và 4 như Western Bank, Saigonbank, Navibank, trong khi đó một nhóm NH có hai chỉ số này thấp hơn là VCB, Vietinbank. Như vậy, nhóm NH có chỉ số cao chưa hẳn đã tốt khi xét về khía cạnh lợi nhuận; hơn nữa, có thể các NH này khơng phải chủ động duy trì tỷ lệ cao như vậy, mà có thể do huy động vốn gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng thấp; các NH có chỉ số thấp hơn có thể huy động vốn tốt hơn, tăng trưởng tín dụng cao, hoạt động hiệu quả và lợi nhuận thu được cao hơn. Hiện nay, hệ số H1 và H2 đã khơng cịn bị NHNN ràng buộc các NHTM tuân thủ theo một mức nhất định, tuy nhiên tác giả nhận thấy rằng hai hệ số này vẫn có ý nghĩa trong q trình hoạt động kinh doanh của NH hiện nay nhằm hạn chế việc tăng trưởng tín dụng hay huy động quá mức bảo vệ của vốn tự có cũng như khả năng chi trả của NH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)