6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.3 Khả năng tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn tạ
2.3.1 Về yêu cầu đảm bảo vốn tối thiểu
Hệ thống NHTM VN đã phát triển vượt bậc về số lượng cũng như quy mô vốn, không ngừng mở rộng và nâng cao năng lực của mình nhằm thỏa mãn các quy định từ phía các cơ quan chức năng cũng như đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tính đến cuối năm 2012, hệ thống NHTM VN đã đáp ứng 100% yêu cầu về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể: có 8 NH có vốn điều lệ hơn 10.000 tỷ đồng và 10 NH có vốn điều lệ lớn hơn 5.000 tỷ đổng. Đồng thời hệ số an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các NH đều đạt trên 9%, CAR bình qn tồn hệ thống đạt 13,75% vào cuối năm 2012. Đạt được tỷ lệ này, các NHTM VN có điều kiện thuận lợi thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel III đến năm 2019, chỉ cần các NHTM VN giữ vững và củng cố hệ số này thêm nữa thì các NHTM VN đã đáp ứng được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% của Basel III, kể cả phần vốn đệm dự phịng tài chính.
Nếu so sánh với những điều chỉnh mới của Basel III thì khơng có gì đáng lo ngại vì giá trị của cơ cấu vốn để tính hệ số CAR của các NHTM VN hầu hết là vốn cấp 1, tức là vốn chất lượng cao, vốn cấp 2 của các NHTM VN vẫn cịn nhiều hạn chế vì theo quy định thì vốn cấp 2 được tính tốn từ chênh lệch đánh giá lại tài sản, giá trị của trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ với kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 10 năm. Trên thực tế, việc đánh giá
lại tài sản và phát hành trái phiếu chuyển đổi còn rất hạn chế, hơn nữa, các khoản vốn vay mượn chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn nên phần vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn cấp 2 cịn rất ít. Do vậy, phần lớn tỷ trọng của vốn tự có của các NHTM VN là vốn cấp 1. Đối chiếu với các quy định an toàn vốn của Basel III, chúng ta thấy cách tính vốn cấp 1 và vốn cấp 2 của Việt Nam cơ bản thỏa mãn các tiêu chí của Basel III. Tuy nhiên, cách tính tốn tổng tài sản có rủi ro có nhiều khác biệt. Basel III xem xét cả ba loại rủi ro gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, trong khi quy định của Việt Nam chỉ tính đến rủi ro tín dụng mà chưa đề cập đến hai loại rủi ro cịn lại, đây là điều thiếu sót khi Việt Nam bỏ qua hai loại rủi ro vốn ngày càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.