6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
2.2 Thực trạng áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel trong đảm bảo an toàn vốn của
2.2.3.3 Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động (LDR)
Tổng dư nợ cho vay
LDR =
Tổng nguồn vốn huy động
Tại Thông tư 19, NHNN đã sửa đổi Khoản 2 Điều 1 của Thông tư 13 về các tỷ lệ đảm bảo an tồn, trong đó cụm từ “ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động ” thay thế cho “tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”. Theo đó, TCTD chỉ được sử dụng vốn huy động để cấp tín dụng nếu trước và sau khi cấp tín dụng, TCTD đó vẫn đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các tỷ lệ đảm bảo an tòan khác. Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn huy động để cấp tín dụng của các NH chỉ đạt 80%, đối với TCTD phi NH chỉ đạt 85% nhưng Thông tư 22/2011/TT-NHNN ban hành ngày 30/08/2011 đã bãi bỏ quy định này. Tuy nhiên, tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đã nhấn mạnh các NHTM “từng bước giảm tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động về mức không quá 90%”. Nhìn chung, LDR tại các NHTM VN được cho là khá cao so với các nước trong khu vực. Tập hợp dữ liệu của một số tổ chức quốc tế cho thấy tỷ lệ LDR tại Việt Nam những năm 2009 – 2011 thường duy trì từ 100% đến 120%, trong khi tỷ lệ này tại Malaysia là 79,3%, Indonesia là 75,5%, Thái Lan là 95,8% và Philippines là 62,6%,…
Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NH đã được cải thiện đáng kể từ đầu năm 2012. Khi tỷ lệ này của toàn hệ thống vào cuối năm 2011 đạt đến 103,23% nhưng đã giảm khá nhanh vào những tháng đầu năm 2012, tỷ lệ này vào tháng 4/2012 là 94,73%, tháng 5/2012 là 91,6%, tháng 7/2012 là 94,73%. Tuy nhiên, giữa các khối NHTM cũng tồn tại những khoảng cách quá lớn, như tính đến 31/12/2012, tỷ lệ LDR vẫn còn khá cao tại khối NHTM NN (96,77%) trong khi khối NH liên doanh và nước ngoài chiếm 90,07% và khối NHTM CP chiếm tỷ lệ thấp nhất (79,01% ) và LDR toàn hệ thống được cải thiện ở mức 89,35%.
Bảng 2.10 Hệ số Dư Nợ/ Nguồn vốn huy động và Dư Nợ/ Tổng tài sản Có tại một số NHTM VN
Ngân hàng Dư Nợ/ Nguồn vốn huy động Dư Nợ/ Tổng tài sản Có Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Vietinbank 68,94% 69,73% 72,46% 63,69% 63,74% 66,20% VCB 84,88% 86,64% 79,35% 57,48% 57,11% 58,19% Dong A 80,24% 91,44% 82,10% 68,59% 67,97% 73,11% OCB 76,04% 74,34% 77,63% 58,84% 59,38% 63,37% HD Bank 38,46% 34,90% 45,61% 34,10% 30,76% 40,07% Navibank 94,36% 84,98% 75,45% 53,79% 57,41% 59,70% Saigonbank 115,31% 124,69% 93,08% 62,19% 70,14% 70,26% Western Bank 55,69% 68,49% 47,99% 42,44% 42,76% 34,68%
Nguồn : Tính tốn của tác giả từ các Báo cáo thường niên các NHTM
Hầu hết các NH đều cho vay từ nguồn vốn huy động tuân thủ quy định tại Thông tư 19 sửa đổi một số điều của Thông tư 13, ngoại trừ Saigonbank và Dong A Bank vượt mức 80% theo quy định cuả NHNN. Các NH đều tận dụng nguồn vốn huy động để kinh doanh vào hoạt động sinh lời đó là cho vay. Cho vay là hoạt động chính và mang lại phần lớn lợi nhuận tại các NHTM VN hiện nay, điều đó có thể nhận thấy tỷ trọng các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản Có của các NHTM vì đây là tài sản Có sinh lời quan trọng nhất của NH. Bên cạnh đó, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động càng cao cho thấy NH càng sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên khi tỷ lệ này quá cao, vượt ngưỡng cho phép là 80% cho thấy các NH đã sử dụng vốn quá mức an toàn, vượt giới hạn an toàn thanh khoản. Tuy nhiên LDR tại các NHTM không bị ràng buộc nữa nhưng trong Đề án cơ cấu lại hệ thống
TCTD cũng đã nêu rõ cần kiểm sốt tăng trưởng tín dụng phù hợp, từng bước kéo LDR không vượt quá 90%. Các NHTM VN cũng cần chủ động điều chỉnh LDR về mức nhằm kiểm sốt tốt tín dụng, đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình.
Mặt khác, khơng thể khẳng định NH hoạt động an tồn và hiệu quả khi duy trì tỷ lệ này quá thấp. Điển hình là Western Bank phải nằm trong diện tái cấu trúc bắt buộc, huy động giảm 15%, hoạt động tín dụng giảm 41%, lợi nhuận giảm 68% so với năm 2011 đưa NH này vào nhóm có kết quả kinh doanh thấp nhất toàn hệ thống, hệ số này thấp tại Western Bank cho thấy NH này chưa tận dụng hết nguồn vốn huy động để kinh doanh kiếm lời, gây lãng phí nguồn vốn huy động, sử dụng chưa hiệu quả. Trong tương lai, các NHTM cần phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ phi tín dụng khác nhằm đẩy mạnh tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của NH, vì đây là lĩnh vực ít rủi ro hơn hoạt động tín dụng và là xu hướng phát triển, đổi mới ngành NH trong thời gian tới.