6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài
1.2 Vốn tự có và đảm bảo an tồn vốn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam
1.2.3.2 Các quy định pháp luật điều chỉnh các chuẩn mực an toàn vốn trong nước
nước
Những quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NH đầu tiên được thể hiện trong Pháp lệnh về NH năm 1990. Một số quy định cơ bản đã có nhưng cịn khá thơ sơ như “TCTD không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có và quỹ dự trữ” thay
vì sử dụng hệ số đủ vốn theo quy định của Basel I được ban hành năm 1988. Do những quy định về đảm bảo an tồn theo các pháp lệnh NH phần vì cịn thơ sơ, phần khơng được chế tài một cách nghiêm minh cộng với những yếu tố khác làm cho Việt Nam gặp rắc rối với hệ thống NH lần thứ hai cùng thời điểm với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997-1998 trong khu vực. Do quy định về sở hữu không rõ ràng nên một số NH bị biến thành đơn vị trực thuộc hay “sân sau” của các doanh nghiệp. Kết quả là nguồn vốn huy động lại cho chính chủ sở hữu NH vay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh rủi ro cao dẫn đến một số NH mất khả năng chi trả. Rất may là quy mơ các NH gặp khó khăn về thanh khoản cịn tương đối nhỏ và có biện pháp xử lý kịp thời nên khơng gây ra hiệu ứng lây lan dẫn đến sụp đổ cả hệ thống như đã xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Những chuẩn mực quốc tế về đảm bảo an toàn hoạt động lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng khá chi tiết vào Việt Nam kể từ khi Luật NHNN và Luật Các TCTD được ban hành vào năm 1997. Một chương trình cải tổ khá tồn diện về các tiêu chuẩn an tồn vốn tự có đã được xây dựng khá chi tiết, được cụ thể hóa hai năm sau đó bằng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD (Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN). Do sự bất hợp lý về định nghĩa vốn cộng với giai đoạn hoạt động NH gặp nhiều khó khăn nên trong hơn 5 năm tồn tại của Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN, không một NH nào của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu mức đủ vốn nêu trên. Năm 2005, NHNN đã ban hành một số quy định mới để thay thế Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN và một số quy định bổ sung sau đó. Nhìn chung có nhiều tiêu chuẩn về an tồn vốn tự có đã được xây dựng nhưng hầu hết đều chưa rõ ràng, do vậy Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ra đời nhằm quy định rõ hơn về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM.
Năm 2010, nền kinh tế thế giới phục hồi nhưng rất mong manh và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ, tìm ẩn nhiều rủi ro. Những vấn đề của hệ thống tài chính trong nước đã bộc lộ cùng với cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, sức ép của hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế buộc chúng ta phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh, trong đó có yêu cầu lành mạnh hố hệ thống tài chính - ngân hàng. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN đã có những điểm khơng phù hợp với tình hình thực tế nên NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN (Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD (thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN) và Thông tư 19/2010/TT- NHNN (Thông tư 19) ra đời nhằm sửa đổi một số điểm mấu chốt của Thông tư
13/2010/TT-NHNN. Thông tư này quy định chặt chẽ và khắt khe về các điều kiện đảm bảo an toàn trong hoạt động của các NH nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Có rất nhiều quy định chi tiết trong Thông tư 13 với 22 Điều khoản quy định, tuy nhiên Thơng tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) Tăng hệ số đủ vốn; (2) Hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM; (3) Tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là trung tâm của Thơng tư 13, theo đó quy định TCTD, trừ chi nhánh NH nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu riêng lẻ và hợp nhất là 9% (thay vì 8% như trước).
Vốn tự có (riêng lẻ hợp nhất)
CAR (riêng lẻ, hợp nhất) = ≥ 9% Tổng tài sản “Có” rủi ro (riêng lẻ, hợp nhất)
Vốn tự có là phép tính tổng của vốn cấp 1 và vốn cấp 2. So với Quyết định 457, thành phần vốn cấp 1 và vốn cấp 2 về cơ bản khơng có nhiều thay đổi, nhưng trong Thơng tư 13 thì các khoản vốn góp, mua cổ phần của cơng ty con sẽ bị loại trừ khỏi vốn cấp 1. Ở một mức độ nào đó, chúng ta đã nhận thấy áp lực thối vốn khỏi các cơng ty con đối với các NHTM và các TCTD. Trong khi đó, tổng tài sản “Có” rủi ro được tính bằng “tổng tài sản “Có” x hệ số rủi ro tương ứng”. Ví dụ: các tài sản thanh khoản cao như tiền, vàng có hệ số rủi ro là 0%, trong khi hệ số rủi ro cho lĩnh vực chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Như vậy, cách đơn giản nhất để giảm mẫu số (tăng CAR) đối với các NH đang có CAR dưới 9% chính là giảm dư nợ trong hai lĩnh vực được coi là tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của nền kinh tế là chứng khoán và bất động sản. Để tăng được tử số, các NH có rất nhiều biện pháp, nhưng hai biện pháp mạnh nhất và đem lại hiệu quả nhanh nhất là tăng vốn điều lệ hoặc thoái vốn khỏi các công ty con, TCTD khác. Để nâng tỷ lệ CAR từ 8% lên 9% hay cao hơn nữa, NH phải tăng tử số hoặc giảm mẫu số trong công thức trên, hoặc đồng thời làm được cả hai việc đó.