Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 65 - 67)

6. Ý nghĩa và hướng phát triển của đề tài

2.4.1 Tác động tích cực

- Thứ nhất, nếu tuân thủ theo các chuẩn mực của Basel, hoạt động của các NHTM sẽ càng lành mạnh hơn, khả năng cạnh tranh của các NH sẽ càng được nâng cao hơn và tính an tồn trong hoạt động càng được củng cố hơn, từ đó tạo được lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống NHTM VN. Hơn 5 năm trở lại đây, thị trường tài chính có nhiều biến động ngày càng phức tạp, giá vàng, ngoại tệ, giá chứng khoán tăng giảm bất thường. Đặc biệt là lạm phát kéo dài, thất nghiệp tăng cao, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Các TCTD hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhưng lại thiếu minh bạch thông

tin, cạnh tranh lãi suất gay gắt trong nội bộ ngành thậm chí cịn xảy ra hiện tượng cạnh tranh không công bằng giữa các NH với nhau khi áp dụng lãi suất thỏa thuận ngầm với khách hàng, vượt giới hạn cho phép của NHNN,…thêm vào đó là bức tranh khá phức tạp của thị trường tài chính đã góp phần gia tăng rủi ro cho các NHTM VN. Mặt khác, khoảng cách giữa sự phát triển của sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro ngày càng lớn.

- Thứ hai, việc áp dụng chuẩn mực vốn mới sẽ tăng tính ổn định, hiệu quả của hệ thống NHTM, hạn chế các NH tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro. Các cơ quan quản lý sẽ liên tục xem xét và đánh giá vốn an toàn của các NH cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Đồng thời các cơ quan quản lý sẽ sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của các NH giảm xuống mức tối thiểu. Bên cạnh đó, duy trì các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả, giới hạn cấp tín dụng hay góp vốn mua cổ phần tránh tình trạng cấp tín dụng hay đầu tư q mức, vượt ngưỡng bảo vệ của vốn tự có, gây thiếu hụt thanh khoản cũng như vượt giới hạn an toàn an toàn trong hoạt động kinh doanh của NH.

- Thứ ba, việc nâng cao hệ số an toàn vốn là cơ sở quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các NHTM. Nếu quy mơ NH quá nhỏ sẽ dễ bị tổn thương thậm chí bị thâu tóm bởi các cá nhân hay tổ chức khác. Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn vốn mới theo Basel II và phiên bản mới là Basel III làm gia tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn, tạo bức tường an ninh tài chính vững vàng hơn giúp các NHTM tự bảo vệ mình cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính vốn có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay.

- Thứ tư, Basel góp phần khuyến khích tính chủ động giám sát, minh bạch thông tin của hệ thống NHTM VN, các NHTM phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo tài chính của mình, các rủi ro mà mình đang gánh chịu, mức vốn dự phịng,… từ đó các cơ quan quản lý phía Nhà nước mới có các dữ liệu tin cậy để tính tốn, đánh giá mức độ an toàn cũng tuân thủ các quy định trong hoạt động của các NHTM nhằm quản lý hệ thống NH sát sao hơn.

Ngồi ra, có thể hình thành xu thế liên kết mới để tăng sức mạnh tài chính thơng qua hợp nhất, sáp nhập hay mua bán trong hệ thống NHTM. Bằng cách này, các NHTM quy mơ vốn nhỏ sẽ có cơ hội tăng vốn điều lệ, đổi mới công nghệ, phát triển các dịch vụ đa dạng. Từ đó, tăng năng lực cũng như tăng khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại của mình trên thị trường tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước basel trong đảm bảo an toàn vốn của các NHTM việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)