DOANH NGHIỆP KHAITHÁC ĐÁ XÂY DỰNG
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bangĐức
Cộng hoà liên bang Đức là một quốc gia ở Tây Âu với diện tích: 357.000 km2, dân số: 82.400.000 người (2007), thủ đơ: Berlin; phía bắc giáp Đan Mạch; phía tây giáp Hà Lan, Bỉ, Luxemburg và Pháp; phía nam giáp Thụy Sĩ, Áo; phía đơng và
đông nam giáp Czech, Ba Lan. Cộng hoà liên bangĐức gồm 16 bang: Baden - Wurttemberg, Bavaria, Berlin, Brandenburg, Bremen, Hamburg, Hesse, Mecklenburg - Westwern Pomerania, Lower - Saxony, North Rhine- Westphalia, Rhineland- Palatinate, Saarland, Saxony, Saxony - Anhalt, Schleswig- Holstein, Thuringia. Cộng hòa Liên bang Đức được phân chia thành nhiều vùng như: đồng bằng, miền núi và cao ngun phía nam, các vùng đất dọc sơng Rhine.
Với lợi thế về tài nguyên khống sản Cộng hồ Liên bang Đức đã đưa nền kinh tế của đất nước trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trong nhiều năm. Chỉtính riêng lĩnh vực khai thác khống sản Đức là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghệ cũng như kinh nghiệm khai thác. Hệ thống pháp luật khai thác mỏ ở Đức cũng tương đối đầy đủ bao gồm: Luật Khoáng sản, Pháp lệnh về các vấn đề kỹ thuật và thủ tục (Ví dụ pháp lệnh khai thác chung liên bang, pháp lệnh an toàn và sức khỏe mỏ, pháp lệnh về đánh giá tác động môi trường).
Vấn đề đảm bảo ATVSLĐ tại các doanh nghiệp, cơ sở khai thác đá xây dựng được Cộng hòa Liên bang Đức được doanh nghiệp hết sức chú trọng. Cơng tác phịng ngừa TNLĐ, BNN luôn được các DNKTĐXD ở Đức luôn được các doanh nghiệp quan tâm và áp dụng các giải pháp do chính phủ đưa ra. Trên cơsở của các giải pháp phịng ngừa đó là: Đánh giá rủi ro/ quản lý, can thiệp của doanh nghiệp vào công tác ATVSLĐ, tăng cường giám sát sức khỏe cho người lao động làm việc trong môi trường khai thác mỏ,đào tạo nghềcho người laođộng nhận thứcđược các nguy cơ đối với những công việc mà mình đang đảm trách để có thể biết và ngăn chặn được các mối nguy trong quá trình lao động sản xuất.
Các quy định và cơ chế giám sát cho việc tuân thủ các quy định, Luật Khai thác mỏ củaĐức có yêu cầu rất chặt chẽ ngay từ khâu quy hoạch, cấp phép cho hoạt động khai thác khoáng sản. Thủ tục cấp phép hoạt động khai thác mỏ đá phải gồm hai bước:
Một là, có giấy phép thăm dị, khai thác phải do cơ quan có thẩm quyền cấp; Hai là,
trong kế hoạch hoạt động khai thác, phải mô tả phạm vi, các biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo ATVSLĐ và thời gian của dự án. Chỉ có những đơn vị có đủ năng lực, cơng nghệ, thiết bị, con người,điều kiện về ATVSLĐ đối với hoạt động
khai thác mỏmớiđược cấp phép hoạtđộng; kiểm sốt chặt chẽquy trình khai thác, sử dụng tối đa máy, thiết bị khai thác, hầu như không sử dụng lao động giản đơn, lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; rất tiết kiệm tài nguyên, sản phẩm từ đá được tinh chế sâu để làm nguyên liệu cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm, giá trị của đá xây dựng được tăng lên nhiều lần.
Luật khai thác mỏ của Đức kiểm sốt chặt chẽ việc đổ thải, bảo vệ mơi trường; khu vực đổ thải được quy hoạch, tính tốn cụthể vừa khơng gây ơ nhiễm mơi trường nhưng vẫn phải đảm bảo cảnh quan. Khu vực khai thác xong được hoàn nguyên hoặc trở thành khu sinh thái. Quy định của pháp luật cũng trao quyền rất lớn cho cán bộ thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ trong việc đảm bảo mơi trường an tồn đối cho người lao động, giám sát quá trình thực hiện của doanh nghiệp trong quá trình khai thác. Đối với những trường hợp doanh nghiệp vi phạm những quy định của pháp luật, sẽ bị xử lý một cách triệt để thông qua cơ chế giám sát của thanh tra khu vực, thông tin từ những người tại khu vực khai thác.
Bên cạnh đó, chính sách pháp luật Đức cũng có quy định về quỹ bồi thường TNLĐ, BNN, quỹ này được đóng từ doanh nghiệp, mức tùy theo nguy cơ xảy ra TNLĐ, BNN có thể xảy ra. Quỹ được chi trả cho việc tuyên truyền, huấn luyện, đầu tư cải thiện ĐKLĐ, khen thưởng, bồi thường và phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ, BNN. Cơ quan quản lý quỹ thay mặt doanh nghiệp đứng ra giải quyết các vụTNLĐvì vậy các doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gianđểgiải quyết TNLĐ, thời gian dành cho sản xuất tăng.