Những nguyên nhân chủyếu

Một phần của tài liệu ha_tat_thang_la (Trang 110 - 113)

Biểu đồ3.7: Tỷ lệ lực lượng thanh tra chia theo chuyên ngành đào tạo

3.3.2.2. Những nguyên nhân chủyếu

Các ngành chức năng ở Trung ương cũng như địa phương, chưa thật sự nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ, cũng như chưa thấy hết được tác hại và hậu quả xã hội nghiêm trọng do ĐKLĐ xấu, gây TNLĐ, BNN cho người lao động tại các cơng trường khai thác đá. Vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc hồn thiện pháp luật, tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, thay đổi về công nghệ trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Các quy định trong Bộ luật Lao động hiện nay chủ yếu tập trung vào những yêu cầu đối với người sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan quản lý và các chế độ, chính sách cho người laođộng bịTNLĐ, BNN. Trong khi có nhiều nội dung quan trọng về ATVSLĐ chưa được quy định hoặc không thể quy định rõ trong trong Bộ luật Lao động, mà cần phải có quy định chi tiết mới thể hiện được như: Các quy định về tổ chức quản lý về ATLĐ; việc quản lý các cơ sở, cá nhân sản xuất, chế tạo các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ phục vụ cho khai thác đá; quỹ bồi thường TNLĐ, BNN; Văn hóa an tồn và các quy định về phòng ngừa TNLĐ, BNN; lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtATVSLĐ...

Hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước có chức năng giúp Chính phủ QLNN về ATVSLĐ và về quản lý tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa gắn kết trong triển khai, tổ chức thực hiện. Bộ máy biên chế và trình độ năng lực của

các cán bộquản lý còn nhiều bất cập. Mặt khác chưa cóđủcácđiều kiện vật chấtđể bảo đảm thực hiện cơng tác QLNN nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến.

Sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống QLNN, các quy định trong hệ thống luật pháp về công tác ATVSLĐ cịn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ.

Tổ chức cơng đồn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan QLNN cũng như buộc người sử dụng lao động phải thi hành nghiêm chỉnh Pháp luật lao động và phải xử lý thích đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra TNLĐ và BNN.

Việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp khai thác đá hiện nay còn rất yếu kém, đặc biệt là ở khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặt khác, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến quy định chung trong Bộ luật Lao động để tránh những sai phạm mắc phải, còn các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa được quan tâm thực hiện đầy đủ.

Kinh phí đầu tư cho cơng tác bảo đảm ATVSLĐ của doanh nghiệp khai thác đá còn rất hạn hẹp. Nhiều chủ sử dụng chưa quan tâm, đầu tư chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Cán bộ làm công tác ATVSLĐ còn thiếu và yếu, lực lượng cán bộ chuyên trách an toàn, cán bộ y tế ở cơ sở, đội ngũ cán bộ công đồn làm cơng tác BHLĐ, mạng lưới ATVSV …thiếu được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ.

Phần lớn người lao động trong khai thác đá chưa được thơng tin, huấn luyện về cách phịng chống TNLĐ, BNN, nhất là nơng dân vận hành máy móc, thiết bị, điện, hóa chất bảo vệthực vật chưa được tập huấn về cáchđảm bảo an tồn, VSLĐ, phịng tránh TNLĐ, phịng tránh nhiễm độc hóa chất. Ở cấp xã chưa có cán bộcó kiến thức về cơng tác ATVSLĐ; chưa có biện pháp theo dõi, tổng hợp tình hình an tồn, VSLĐ, TNLĐ.

Việc mởrộng hợp tác quốc tếliên quanđến ATVSLĐtrong khai thácđá xây dựng chưa được quan tâm, chủ yếu là các hoạt động hợp tác song phương chung về

ATVSLĐ. Cán bộ làm cơng tác QLNN chưa có nhiều điều kiện để học hỏi các kinh nghiệm trong QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá ở các nước đã phát triển, các đã làm tốt trong lĩnh vực này. Chưa có nhiều nguồn kinh phíđầu tư để triển khai mở rộng các dự án nâng cao văn hóa ATVSLĐ trong các ngành có nguy cơ cao (bao gồm cả khai thác đá) tới các địa phương khác trong cả nước.

Việc đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị tân tiến trong khai thác đá xây dựng còn hạn chế; Chủ yếu các mỏ vẫn khai thác thủ cơng, khơng có đầu tư nhiều cho thiết bị, máy móc. Khơng có các nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật đảm bảo ATVSLĐ trong khai thác đá.

Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀAN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu ha_tat_thang_la (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w