XÂY DỰNG ỞVIỆT NAM
3.1.2. Những vấnđề đặt ra vềan toàn, vệsinh laođộng trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam
Kinh tế thị trường phát triển, kéo theo đó là sự tăng nhanh về số lượng các DNKTĐXD, đặc biệt là số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh những kết quả, đóng góp tích cực mà hoạt động khai thác đá xây dựng đem lại thì đồng hành với nó là nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra, số ca mắc BNN tăng. Từ những tồn
tạiđóđãđặt ra nhiều vấnđềcầnđược giải quyết, trong khuôn khổluận án, tác giả đưa ra một số vấn đề chính,đó là:
- Khai thác đá xây dựng là một ngành có nguy cơ cao gây mất an tồn lao động. Hay nói một cách khác, rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là tất yếu trong quá trình khai thác đá xây dựng. Vì vậy, tăng cường QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD là yêu cầu khách quan. Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch chi tiết cho ngành khai thác đá xây dựng ở cả cấp quốc gia, vùng, địa phương nên chưa thể đápứng tốt yêu cầu khai thác tài nguyên đá xây dựng gắn với ATVSLĐ trước mắt và lâu dài của đất nước;
-Công tác QLNN trong việc phân cấp quản lý, cấp phép khai thácđá xây
dựng chưa được phân công, phân cấp rõ ràng và cụ thể. Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương cịn lỏng lẻo chưa có thống nhất giữa các cơ quan liên quan, nhất là giữa cơ quan cấp giấy phép khai thác tài nguyên với với cơ quan QLNN về ATVSLĐ;
- Một số chính sách, pháp luật, quy định về ATVSLĐ chưa thật sự phù hợp với lĩnh vự khai thác đá xây dựng trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế;
- Chưa xây dựng được mơ hình quản lý ATVSLĐ phù hợp với các
DNKTĐXD, chưa quy định cụ thể về điều kiện hoạt động cho DNKTĐXD: vốn điều lệ, công suất khai thác tối thiểu; công nghệ, máy thiết bị; con người; an ninh trật tự xã hội, đảm bảo ATVSLĐ để chỉ có những doanh nghiệp quy mô đủ lớn (về công suất khai thác, số lượng lao động) mới được khai thác, sản xuất đá xây dựng; trong thời gian tới từng bước cơ cấu lại các cơ sở khai thác đá xây dựng thành doanh nghiệp quy mô đủ lớn (công suất khai thác trên 100.000 m3/năm và trên 100 lao động) để đáp ứng được u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Việc khai thác tài nguyên chưa gắn kết hiệu quả giữa hoạt động khai thác mang lại lợi ích kinh tế với phải đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo vệ môi trường;
-Hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra của các cơquan quản lýđối với các
DNKTĐXD còn nhiều hạn chế; cần tăng cường năng lực lượng thanh tra ATVSLĐ vềcả số lượng, nghiệp vụvà phương tiện, công cụ hỗ trợ.
3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT