Những hạn chế

Một phần của tài liệu ha_tat_thang_la (Trang 105 - 110)

Biểu đồ3.7: Tỷ lệ lực lượng thanh tra chia theo chuyên ngành đào tạo

3.3.2.1. Những hạn chế

- Về mơ hình tổ chức bộ máy đảm bảo ATVSLĐ trong DNKTĐXD

Trong quá trình cấp phép hoạt động khai thác, chưa thấy sự vào cuộc của cơ quan QLNN về ATLĐ (Bộ/Sở LĐTBXH). Do đó, khơng gắn được trách nhiệm của các đơn vị xin cấp phép vào việc đảm bảo ATVSLĐ cho các hoạt động liên quan đến khai thác đá của họ.

Sự gắn kết giữa các cơ quan quản lý trong việc cấp phép chưa được thể hiện rõ, vẫn còn rời rạc. Chủ yếu là sự trao đổi, làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Từ đó thiếu sự thống nhất ngay từkhâu cấp phép.

Công tác QLNN về ATVSLĐ tuy đã được tổ chức, triển khai nhưng chưa đồng bộ, các hoạt động diễn ra hàng năm vẫn rời rạc.

Cơng tác ATVSLĐ chưa có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ trong triển khai các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra giữa các sở, ban, ngành địa phương.

Công tác QLNN về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp khai thác đá chưa thấy được vai trò của quản lý ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng ở cấp huyện. Đây là lực lượng gần với doanh nghiệp nhất nhưng chưa thể hiển được vai trị quản lý của mình trong lĩnh vực này.

Do lực lượng cán bộ làm về cơng tác an tồn cịn thiếu và yếu (chủ yếu tập trung ở 02 SởLĐTBXH, Sở Công Thương) nên không thể triển khai, giám sát thường xuyên được tất cả các mỏ khai thác trên địa bàn.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá là các doanh nghiệp nhỏvà vừa do đó trong cơng tác quản lý tại doanh nghiệp:

+ Giám đốc không thể đủ thời gian, kinh nghiệm quản lý được hết các vấn đề ATVSLĐ.Điềuđó dẫnđến tình trạng có kếhoạchđưa ra nhưng q trình triển khai thực tế khơng tốt, khơng đạt được mục tiêu đềra.

+ Chưa bốtrí giámđốcđiều hành mỏtheo quyđịnh hoặc có bốtrí giámđốc điều hành mỏnhưng theo hình thức chống đối (th trên danh nghĩa, cịn việc triển khai vẫn do doanh nghiệp tự thực hiện). Có 64,71% doanh nghiệp dưới 100 lao động chưa bố trí giám đốc điều hành mỏ hoặc thuê giám đốc điều hành mỏ trên danh nghĩa.

Chưa có cán bộ an tồn làm chuyên trách hoặc bán chuyên trách do đó việc triển khai công tác ATVSLĐ chưa đúng hoàn toàn theo quy định. Qua kết quả điều tra cho thấy một sốdoanh nghiệp mới chỉ bố trí được cán bộ kiêm nhiệm làm công tác ATVSLĐ. Đây cũng là điều khó khăn với các doanh nghiệp nhỏ (có số lao động dưới 100).

+ Mặc dù Giám đốc là người quan tâm trực tiếp tới các khâu và trực tiếp tới Người lao động, nhưng do điều kiện của mỏ và mục tiêu về kinh tế cao hơn nên các mỏ nhỏ ít được đầu tư về ATVSLĐ. Chỉ có 13,73% doanh nghiệp thực hiện huấn luyện định kỳ hàng năm, có 1,96% doanh nghiệp thực hiện đo kiểm môi trường lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kiểmđịnh các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, công tác về kiểm tra và tự kiểm tra… đều ít được chú trọng.

+ Chính từ sự lỏng lẻo trong khâu quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp như vậy mà hàng năm đã có rất nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra liên quanđến hoạt động khai thác đá. Có rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra, trong đó ngun nhân chính vẫn là do ý thức thực thi và chấp hành pháp luật nhà nước về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động.

- Về quy hoạch, kế hoạch khai thác đá xây dựng gắn với đảm bảo ATVSLĐ

Hiện nay, những quyết định ban hành quản lý về việc phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng kịp thời việc có để quản lý nhưng chưa sát thực tế, chưa toàn diện, mới tập trung quy hoạch cho sản xuất xi măng, vôi cơng nghiệp mà chưa quy hoạch tồn diện cho cơng nghiệp, xây dựng, sản phẩm cho hóa, mỹ phẩm, dược...

Ngồi ra mục tiêu của quy hoạch khai thácđá của quốc giađưa ra mới chỉtập trung nhằm tăng chất lượng sản phẩm đá, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ khu danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường mà chưa tập trung quan tâm tới lợi ích, an toàn sức khoẻ, an toàn nghề nghiệp cho người lao động.

- Trong công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn dưới luật còn chậm, làm ảnh hưởng đến việc tổchức thực hiện ở các cơ quan quản lý các cấp và tại các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá. Sự bất cập, chồng chéo, phân tán của hệ thống pháp luật về

ATVSLĐ hiện nay gây khó khăn cho việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ. Nội dung về ATVSLĐ có liên quan đến khai thácđá hiện đang được quy định trong nhiều văn bản luật, tại nhiều văn bản do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành. Các văn bản này tuy khá đầy đủ nhưng phân tán, đang tạo ra một hệ thống phức tạp, chồng chéo, gây khó khăn cho việc thực thi cho cán bộ quản lý và khó thực hiện cho doanh nghiệp.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ cho lĩnh vực khai thác khoáng sản còn chậm được xây dựng và ban hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, phát triển công nghệ, vật liệu mới phục vụ cho sản xuất. Đa sốtiêu chuẩn Việt Nam về ATVSLĐ được ban hành từ những năm 1980, 1990 và thậm trí nhiều tiêu chuẩn ban hành từ những năm 1970 đến nay vẫn chưa được nghiên cứu, ban hành. Bên cạnh chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe làm cho doanh nghiệp và người sử dụng lao động coi thường pháp luật.

Việc nghiên cứu, bổ sung BNN mới vào trong danh mục BNN được hưởng bảo hiểm cịn chậm, thủtục rườm rà, khó khăn dođó cũng gâyảnh hưởngđến chế độ chính sách cho người lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá.

Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ, số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% nên ít có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệuđể giảm TNLĐ

Bên cạnhđó, vềvấnđềchấp hành pháp luật laođộng tại các doanh nghiệp khai thác đá chưa được tốt, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của các doanh nghiệp khai thác đá hiện nay chưa nghiêm, nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan QLNN. TNLĐ, BNN còn xảy ra nghiêm trọng.

- Về công tác tuyên truyền, huấn luyện

Công tác huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động của các địa phương đạt tỷ lệ thấp so với tổng số doanh nghiệp khai thác đá hiện có trên địa bàn; cơng tác quản lý huấn luyện cịn lỏng lẻo, chưa có nhiều lớp huấn luyện chuyên sâu về ATVSLĐ cho đối tượng là người sử dụng lao động và người lao động làm việc tại các doanh nghiệp khai thác đá.

Việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ phụ thuộc vào quy mô lao động là khơng cịn phù hợp với một số mơ hình doanh nghiệp thực tế. Việc quy định cứng bộ máy tổ chức làm công tác ATVSLĐ của doanh nghiệp là không linh hoạt, chỉ phù hợp với doanh nghiệp Nhà nước, rất khó triển khai trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, khi mà có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.

- Về thanh tra, kiểm tra và giám sát

Hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ nói chung cịn rất thiếu và yếu, đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độcán bộ.Đặc biệt là tổchức bộmáy của Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐcủa Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng.

Thanh tra ATVSLĐ nằm trong thanh tra chung nên cịn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho cơng tác thanh tra về ATVSLĐ, lực lượng thanh tra lao động có chun mơn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng càng ít, có địa phương khơng có.

Việc quản lý mơi trường lao động, quản lý sức khỏe người lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá ở mức rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động, người lao động không chấp hành pháp luật về ATVSLĐ.

-Vềhợp tác quốc tế

Thời gian qua hợp tác quốc tế về ATVSLĐ ở Việt Nam đã được những kết quả tích cực, tuy vậy mới tập trung chủ yếu ở việc nâng cao năng lực cho một bộ phận cán bộ làm công tác ATVSLĐ, một số hợp tác cụ thể ngắn hạn, chung chung chưa bao trùm quốc gia; chưa có hoạt động hợp tác nào trong QLNN về ATVSLĐ lĩnh vực khai thác đá xây dựng, khi các dự án hợp tác quốc tế kết thúc thì các kết quả đó chưa được duy trì và triển khai tiếp.

Để thực hiện tốt QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng Việt Nam cần phải mở rộng hơn nữa hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và tổ chức quốc tế về ATVSLĐ cho phát triển ngành khai thác đá, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trong đó tiêu biểu phải kể đến một số quốc gia và tổ chức như: Nhật Bản (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản -JICA), Hàn Quốc (Cơ quan An toàn, sức khỏe nghề nghiệp Hàn Quốc-KOSHA, Cơ quan hợp tác quốc tế -KOICA), Đức, Mỹ, Đan Mạch. Thiếu nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho cán bộ quản lý về ATVSLĐ

Hoạt động hợp tác quốc tế đơi khi cịn bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Do khoảng cách về mặt ngơn ngữ, sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia. Từ đó cần phải có chuyển đổi sao cho phù hợp với Việt Nam, với từng vùng, miền.

- Về đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị và lực lượng lao động trong khai thácđá xây dựng

Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư để triển khai đồng bộ các khâu từ thiết kế, xây dựng cơ bản đến khai thác và hồn ngun mơi trường. Doanh nghiệp khơng có vốn để đầu tư các thiết bị, máy tiên tiến; Chủ yếu sử dụng phương pháp khai thác đá thủ công, không thực hiện khai thác cắt tầng từ trên xuống mà tận dụng vách dốc để khi nổ mìn đá tự lăn xuống chân núi.

Hiện nay chính sách về khoa học, cơng nghệ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cho khai thác đá xây dựng ít được quan tâm. Chính vì vậy, hầu hết các DNKTĐXD vừa và nhỏ sách đều có trình độ khoa học kỹ thuật, cơng nghệ ởmức thấp, thậm chí có đơn vị cịn hết sức thủ cơng, lạc

hậu từkhai thácđến chếbiếnđá. Vì vậy, năng suất thấp, TNLĐnhiều, gây ơ nhiễm và tàn phá môi trường ảnh hưởngđến sức đến sức khỏe của chính những người lao động làm việc trong doanh nghiệp và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực khai thác xây dựng.

Lực lượng lao động làm việc tại các mỏ khai thác đá xây dựng chủ yếu là lao động thời vụ, chưa qua đào tạo nghề và khơng được huấn luyện về ATVSLĐ. Dođó, tình trạng vi phạm các quy trình làm việc an tồn cịn diễn ra khá phổ biến, gây mất an tồn cho chính bản thân người lao động và người lao động khác, ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu ha_tat_thang_la (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w