Về các yếu tố bảo đảm, các hình thức thểhiện đại diện của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 27 - 29)

Trong bài viết: “Những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội”của Trần Thị Hạnh Dung [15], đã liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng đại diện như: Các đại biểu phải được bầu trực tiếp, tự do, bình đẳng thơng qua bầu cử phổ thơng và bỏ phiếu kín; Nhiệm kỳ của các đại diện không nên quá dài; Tần suất hoạt động của Quốc hội; Các đại biểu hoạt động chuyên trách và giữ mối quan hệ với cử tri; Sự trung thành của đại biểu đối với cử tri trước các nhóm lợi ích khác nhau; Nguồn lực đảm bảo cho các đại biểu hoạt động; Tính đại diện đa dạng trong Quốc hội; Cơ chế dân chủ trực tiếp; Sự kiểm soát, chế ngự quyền lực của cơ quan đại diện.

Nghiên cứu sâu ở góc độ xây dựng thiết chế bầu cử, đảm bảo tính đại diện của Quốc hội, tác giả Vũ Văn Nhiêm trong luận án tiến sĩ và trên một số bài viết của mình đưa ra các yếu tố đảm bảo tính đại diện Quốc hội bao gồm: i) Đại diện theo đảng phái; ii) Đảm bảo sự bình đẳng và cơ hội như nhau cho các đại biểu;

iii) Đảm bảo tỷ lệ đại diện cho các tầng lớp thế yếu trong xã hội [70, tr.22]. Tác giả Lê Minh Thơng trong nghiên cứu của mình cũng chỉ ra bốn yếu tố đảm bảo đại diện Quốc hội là: cơ cấu đại biểu trong mỗi khóa; mơ hình một viện; chất lượng đại biểu; trách nhiệm của đại biểu trước cử tri [118, tr.226- 238].

Một số tác giả không trực diện nghiên cứu về điều kiện đảm bảo tính đại diện của Quốc hội, nhưng chỉ ra các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Quốc hội mà việc nghiên cứu nó có tác dụng đảm bảo, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan đại diện. Tác giả Bùi Ngọc Thanh, khi nghiên cứu về điều kiện hoạt động của ĐBQH cũng chỉ ra rằng: “… để thực hiện được trọng trách đó, ĐBQH rất cần phải có những điều kiện nhất định trong q trình hoạt động”, đó là: “Nhóm điều kiện do luật định”; “Nhóm điều kiện của bản thân đại biểu”; “Nhóm điều kiện về các phương tiện hoạt động hàng ngày” [90, tr.104]. Tác giả Đặng Đình Luyến chỉ ra năm vấn đề tác động đó là: i) Năng lực, trình độ của đại biểu; ii) Các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH; iii) Đại biểu tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan

Quốc hội; iv) Sự quan tâm, đánh giá của cửtri;v) Các điều kiện đảm bảo hoạt động (chuyên trách, lương, phụ cấp) [56].

Trong một nghiên cứu mang tính hệ thống gần đây, dựa trên quan điểm lý thuyết của Hana Pitkin khi nghiên cứu đại diện chính trị, tác giả Hồng Minh Hiếu lại đưa các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN gồm: i) Các yếu tố bảo đảm tính đại diện trong cách thức hình thành mối quan hệ đại diện; ii) Các yếu tố bảo đảm tính tương đồng giữa ĐBQH và cử tri; iii) Các yếu tố bảo đảm năng lực đại diện của ĐBQH; iv) Các yếu tố bảo đảm nội dung đại diện[41].

Đối với các nhà nghiên cứu nước ngồi, trong các cơng trình khảo cứu trên cũng đề cập đến các điều kiện đảm bảo tính đại diện Quốc hội như tính đảng phái chính trị; nghị sĩ bầu cử trực tiếp, tự do, bình đẳng, phổ thơng và kín; mối quan hệ thường xuyên giữa nghị sĩ và cử tri; nghị sĩ là chuyên trách; trong trường hợp có xung đột với đảng phái của mình, các nghị sĩ phải có chính kiến; các nguồn lực hỗ trợ [118, tr.241-247];

Như vậy, các điều kiện bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đã được nhiều tác giả đề cập, xem xét đến khi bàn về hiệu quả hoạt động của Quốc hội, song chưa mang tính hệ thống, triết lý. Thường là sự liệt kê, nhiều khi có sự trùng lặp ngay trong một quan điểm, chưa phân biệt được các nhóm điều kiện trên các góc độ pháp lý, chính trị và thực tiễn.

Về các hình thức thể hiện đại diện, hiện chưa có cơng trình nào nghiên

cứu cụ thể, chuyên sâu. Tuy nhiên, trong khi đề cập đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội, một số tác giả đưa ra các hình thức hoạt động như: kỳ họp, phiên họp của Quốc hội; hoạt động tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp; hoạt động tiếp nhận đơn thư khiếu nại tố cáo của người dân. Nhiều quan điểm cùng thống nhất, để “nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử” phải đề cao và nâng cao chất lượng của các hoạt động tiếp dân, tiếp nhận đơn thư, giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân [6, tr.67]. Tác giả Bùi Xuân Đức khi nghiên cứu về vấn đề này cũng chỉ ra các hình thức thực thi thơng qua hoạt động đại diện của Quốc hội và các ĐBQH như: i) Sự phản

ánh, thể hiện ý chí và nguyện vọng của cửtri trong hoạtđộng của Quốc hội; ii) Trong hoạtđộng tiếp xúc cử tri, gần gũi, lắng nghe ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng, góp phần giải quyết các bức xúc của Nhân dân tại địa phương, cơ sở; iii) Chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Nhân dân [35, tr.62].

Tác giả Trần Ngọc Đường cũng lập luận: Tính đại diện cao nhất của Nhân dân xuyên suốt quá trình thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước hay thước đo đánh giá Quốc hội thực quyền hay khơng thực quyền đó chính là khi thực hiện các chức năng của mình [33].

Cùng quan điểm trên tác giả Mai Hồng Quỳ khi bàn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng nghiên cứu ở các góc độ: hoạt động lập pháp; hoạt động quyết định ngân sách nhà nước và quyền giám sát tối cao của Quốc hội [78].

Tóm lại, khi nghiên cứu về các hình thức thể hiện đại diện của Quốc hội, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực diện mà thể hiện quan điểm gián tiếp qua việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của Quốc hội, từ đó có ý nghĩa trong việc nâng cao hiệu quả của cơ quan dân cử tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w