Bên cạnh lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là một trong các chức năng cơ bản của Quốc hội đã được hiến định. Quyết định
của Quốc hội có một vai trị hết sức quan trọng bởi đây không phải là những quyết định chung chung hay đi vào chi tiết sự vụ của quá trình điều hành mà là những vấn đề cơ bản trên các phương diện hoạt động đối nội, đối ngoại. Đại biểu Dương Trung Quốc đã có lần phát biểu: Cuối nhiệm kỳ có người phỏng vấn rằng làm đại biểu cái gì gây ấn tượng sâu sắc nhất hay ám ảnh nhiều nhất. Tôi trả lời rằng đó là việc bấm nút quyết định. Những quyết định quan trọng của Quốc hội nếu khách quan, khả thi sẽ đem đến những lợi ích lớn cho đất nước, cho cử tri. Ngược lại, sự thất bại, sai lầm trong một chủ trương, chính sách có thể gây mất ổn định cả về chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia.
Chính vì vậy, đảm bảo trí tuệ tập thể và đáp ứng yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, đáp ứng những địi hỏi chính đáng của Nhân dân thì quy trình quyết định những vấn đề quan trọng cũng là một trong những hình thức thực thi đại diện Nhân dân hiệu quả. Hiện nay thẩm quyền quyết định của Quốc hội được quy định tại Điều 70, Hiến pháp 2013 bao gồm rất nhiều nội dung như: Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; các chính sách dân tộc, tơn giáo, đối ngoại. Đặc biệt, là thiết chế đại diện Nhân dân cao nhất, Quốc hội nhận ủy quyền của Nhân dân để quyết định thu, chi “túi tiền” của đất nước, đó là các chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, quyết định dự toán, phê chuẩn ngân sách, định mức giới hạn an tồn nợ quốc gia, nợ cơng, nợ Chính phủ.
Trong những nhiệm kỳ gần đây, thực hiện quyền hiến định, tại các kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã tiến hành bầu nhân sự đứng đầu các cơ quan nhà nước, phê chuẩn việc bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ, đảm bảo tính liên tục và đổi mới trong BMNN.
Trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bên cạnh kế hoạch năm, Quốc hội ban hành các Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh kế - xã hội 5 năm, làm căn cứ phát triển cho cả nhiệm kỳ. Quốc hội cũng dành thời gian tập trung đánh giá khách quan, tồn diện, sâu sắc những mặt tích cực và những hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện
từng mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế; xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan, kết quả cơng tác điều hành của Chính phủ, các ngành, các cấp để từ đó đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về chính sách, điều hành cho từng năm sau đó.
Từ sau khi có Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi, bổ sung 2002) … Quốc hội đã quyết định về ngân sách nhà nước một cách đầy đủ và thực chất hơn so với các giai đoạn trước. Những vấn đề tài chính, ngân sách được Quốc hội thảo luận cơng khai, có sự tư vấn, hỗ trợ chuyên mơn của các nhà nghiên cứu, hoạch định đã góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của các quyết định của Quốc hội.
Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, các đại biểu tranh luận, đem “hơi thở’ của cuộc sống đến nghị trường để làm sáng tỏ những vấn đề cử tri còn bức xúc, chờ đợi. Hàng loạt các vấn đề như tham nhũng, hối lộ; chạy chức, chạy quyền; chất lượng giáo dục, y đức được chất vấn, trao đổi, chỉ ra nguyên nhân, tìm kiếm phương án tháo gỡ. Rất nhiều đại biểu đã sử dụng quyền chất vấn, năng lực thuyết trình, lập luận của mình như một phương thức hữu hiệu buộc các các chính trị gia phải lộ diện, đối đầu với những vấn đề chung của cử tri cả nước. Điều này đã đem đến cho cử tri sự tin tưởng vào các nhà đại diện của mình cũng như yêu cầu các cơ quan quản lý vào cuộc, định hướng công luận trong đấu tranh bảo vệ cái tốt, cái đẹp, lên án những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia dân tộc và chuẩn mực cuộc sống.
Trong những năm gần đây, ngay cả một số nhà nghiên cứu người nước ngoài về Việt Nam, vốn khắt khe trong đánh giá cũng nhận xét rằng, Quốc hội Việt Nam ngày càng thực quyền hơn, khơng cịn nhiều đặc tính của một Quốc hội “con dấu” nữa [104, tr.18].
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đã đạt được trong thực hiện chức năng quyết định những vấn đề quan trọng, năng lực quyết định của Quốc hội nói chung, của ĐBQH nói riêng vẫn cịn những bất cập. Theo kết quả thăm dò dư luận đánh giá về chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, chỉ có 30% số được hỏi
đánh giá tốt, 38% đánh giá tương đối tốt, 20% đánh giá bình thường, 4% đánh giá là yếu và 8% cho rằng không biết [124].
Điều này thể hiện qua việc, nhiều vấn đề kinh tế - tài chính mang tầm chiến lược, vĩ mô chưa được Quốc hội thảo luận một cách đầy đủ và thấu đáo như: quan điểm tăng trưởng kinh tế trong một chiến lược dài hạn, mục tiêu và giải pháp cho phát triển kinh tế vùng, ngành, sản phẩm động lực; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế như cân đối tích lũy - tiêu dùng, thu chi ngân sách, vay nợ - trả nợ, các chính sách tài chính quốc gia dài hạn, các biện pháp an ninh tài chính … Một số vấn đề có đưa ra, nhưng ý kiến thảo luận của ĐBQH chưa nhiều, chưa sâu sắc. Có thể nói, ĐBQH chưa thực hiện đầy đủ quyền quyết định phân bổ ngân sách như Hiến pháp quy định. Chất lượng quyết định dự toán ngân sách nhà nước và quyết tốn ngân sách nhà nước chưa cao, ít nhiều cịn mang tính hình thức, chưa thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cử tri và Nhân dân cả nước [104, tr.18].
Một tr ong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do việc thiếu thông tin, thiếu thời gian nghiên cứu, phân tích, phản biện các quyết sách cơ bản, thiếu đội ngũ chuyên gia giúp việc, tư vấn đã khiến cho ĐBQH rơi vào một trong hai trạng thái:
- Ngần ngại, phân vân khi quyết định: Lý do là nhiều đại biểu thụ động vào việc ngồi nghe các báo cáo, phân tích, tổng hợp mà khơng có đủ điều kiện kiểm chứng, đại biểu đặt niềm tin vào những thông tin đã cung cấp trước và trong q trình họp; đặt niềm tin vào Chính phủ, vào chủ tọa kỳ họp, vào sự thẩm tra của các Ủy ban mà biểu quyết.
- Quyết theo cảm tính, quyết “liều”: đây khơng phải là trường hợp phổ biến, song không phải là khơng tồn tại trên thực tế. ĐBQH khố X Lê Cơng Minh có lần bộc bạch: “Mỗi lần thông qua các dự án, mỗi lần bàn định các quyết sách lớn của quốc gia, cứ liều đưa ra chưa thật chuẩn xác”; hay ĐBQH khóa XI Nguyễn Đình Lộc đã từng nói rất thật: “Đơi khi buồn nhất là lúc bấm nút biểu quyết thơng qua luật, bởi khơng bấm thì khó xử vì làm chậm tiến độ, cịn bấm thì trong lịng vẫn chưa n” [104, tr.21].
Ngun nhân thứ hai dẫn đến tình trạng này cịn do cơ chế phối hợp giữa Quốc hội, Chính phủ. Thậm chí trong một số trường hợp, vai trị, vị trí của Quốc hội chưa được tơn trọng, đề cao. Có thể kể đến một số ví dụ như trường hợp Quốc hội quyết định về phương án xây dựng thủy điện Sơn La. Theo ghi chép tại Biên bản thảo luận tổng kết nhiệm kỳ khóa X, ngày 20/3/2002, đại biểu Lê Công Minh đã bày tỏ: đến sát nút kỳ họp mà ngay cả những vị Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội chưa có những tài liệu xác đáng để có thể trình bày rõ những nội dung về dự án thủy điện Sơn La, còn bản thân các đại biểu thì chưa có gì cả [104, tr.21]. Hay trường hợp về cơng trình đường Hồ Chí Minh ở Trường Sơn, mặc dù Quốc hội cịn đang họp, bàn bạc, tranh luận thì cơng tác chuẩn bị đã được triển khai. Điều đó khiến cho ĐBQH cho rằng, có quyết cũng chỉ là hình thức [104, tr.17].
Nguyên nhân thứ ba phải kể đến đó chính là năng lực đại biểu, là ý thức trong việc thực hiện trách nhiệm đại biểu của mình. Theo Báo cáo số 106/BCTĐB của Ban công tác đại biểu Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI thì có trên dưới 20% tổng số đại biểu vắng mặt trong nhiều phiên họp của Quốc hội. Đây là một tỷ lệ khá cao, đã làm ảnh hưởng đến sự quyết định của đại biểu trong đảm bảo sự cân bằng lợi ích và tính đại diện trong hoạt động Quốc hội [5]. Từ đó mà tình trạng bỏ phiếu thay, bấm nút hộ hoặc từ chối quyền quyết định là có thực trên thực tế [104, tr.19].
Một nguyên nhân nữa cũng tác động đến hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của Quốc hội khiến đại biểu e dè, ngại “đụng chạm” xuất phát từ cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong đó có Quốc hội. Với hơn 90% đại biểu là đảng viên, ĐBQH quyết định theo cử tri hay theo nghị quyết của Đảng, nhất là trong những vấn đề liên quan đến tăng thuế, tăng các chi phí dịch vụ công, chia tách địa giới hành chính. Cơ chế Đảng lãnh đạo về chủ trương, đường lối với cơ chế thể chế hóa nội dung đó vào trong luật, nghị quyết, pháp lệnh cịn có những điểm chưa rõ cũng là một lý do khiến đại biểu thụ động, “phó thác” cho cơ quan lãnh đạo đường lối. Như vậy, cử tri ủy quyền cho đại biểu, đại biểu “ủy quyền lại” cho cơ quan lãnh
đạo mình. Vịng quay đó nếu khơng có quy định phân cơng, kiểm tra, phản biện giữa Đảng, Quốc hội, Chính phủ thì tính đại diện cao nhất của Quốc hội sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ, xâm phạm nguyên tắc tổ chức của BMNN, cao hơn là xâm phạm chủ quyền Nhân dân thông qua cơ chế đại diện cao nhất của mình.