Nhóm giải pháp đổi mới sự lãnhđạo củaĐảng Cộng sản để đảm bảo Quốc hội cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 154 - 161)

Đối với ĐCS, để thực hiện được vai trị lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung, đảm bảo tính đại diện Nhân dân của Quốc hội nói riêng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo, thực hiện đúng vai trò dẫn dắt về mặt tư tưởng thông qua cương lĩnh, đường lối chiến lược hành động, không lấn sân, làm thay vai trị của Quốc hội. Điều này rất khó xử lý trên thực tế bởi xuất phát từ tính lợi ích, vì duy trì vị thế, Đảng cầm quyền ln có xu hướng can thiệp vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước mà cụ thể là can thiệp, chỉ đạo hoạt động lập pháp, quyết định trước những vấn đề quan trọng của Quốc hội, từ đó duy trì, củng cố và bảo đảm lợi ích của mình trong vị trí Đảng cầm quyền. Vì vậy trong mối quan hệ hai chiều này, theo luận án cần thực hiện các giải pháp cụ thể như:

Một là, phải xây dựng thiết chế về Đảng cầm quyền, tức là quá trình cụ

thể hóa Điều 4, Hiến pháp về vị trí, vai trị, phương thức, nhiệm vụ của tổ chức Đảng và đảng viên. Đồng thời xác định quyền lợi và nghĩa vụ của ĐCS đối với nhà nước, đối với Nhân dân; có cơ chế lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, phản biện giữa Đảng cầm quyền và Quốc hội. Có như vậy, Đảng cầm quyền khơng thể vượt ra khỏi khuôn khổ hoạt động của pháp luật mà pháp luật đó chính là đường lối của Đảng, ý chí của Nhân dân lao động thơng qua cơ quan đại diện cao nhất ban hành. Xây dựng được luật về tổ chức Đảng, chính là cơ chế hữu hiệu bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền, đồng thời đảm bảo được tính đại diện cao nhất của Quốc hội. Trong NNPQ, bên cạnh các tổ chức của Nhân dân đã được luật hóa như Luật Thanh niên, Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Cơng đồn thì xây dựng luật về Đảng chính trị sẽ đảm bảo tính hệ thống, minh bạch của pháp luật và nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, của mỗi đảng viên. Dân chủ xã hội nhờ đó cũng được mở rộng, tăng cường và hiện thực hóa.

Hai là, Đảng phải tự chỉnh đốn mình trong sạch về phẩm chất chính trị,

phát huy vai trị tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong các hoạt động của Quốc hội với tư cách là ĐBQH. Các đại biểu là đảng viên phải vừa hồng, vừa chuyên, có khả năng tập hợp, vận động các cử tri cũng như các đại biểu khác ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng. Vì vậy, phải hồn thiện hệ thống kiểm tra của Đảng, hệ thống thanh tra của nhà nước, hệ thống giám sát, phản biện của các tổ chức xã hội và Nhân dân. Có quy chế phối hợp giữa ba hệ thống này tạo thành cơ chế kiểm soát bên trong và kiểm soát bên ngồi. Chức năng, phạm vi cơng tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Trung ương khơng chỉ bó hẹp về kiểm tra kỷ luật Đảng như hiện nay, mà có thể thêm các nội dung như kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chủ trương; việc xác minh và trả lời chất vấn của Nhân dân đối với những sai phạm của đảng viên và tổ chức Đảng. Ủy ban kiểm tra phải do Đại hội toàn quốc của Đảng bầu ra (tương tự như bầu ra Ban chấp hành Trung ương). Ủy ban kiểm tra cần có sự độc lập tương đối với Ban chấp hành Trung ương khi kiểm tra, thẩm định tư cách chính trị của các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội Đảng tồn quốc.

Ba là, phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng

trong việc bầu cử các ĐBQH, cần có tranh cử thực chất và mở rộng quyền ứng cử cho Nhân dân. Hiện nay, Đảng lãnh đạo các cuộc bầu cử trước hết là thông qua việc xác định tiêu chuẩn và cơ cấu đại biểu hợp lý, sau đó là quy trình giới thiệu danh sách đảng viên ưu tú để Mặt trận hiệp thương và đưa vào danh sách ứng cử. Ngoài ra Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng để cử tri nhận thức rõ quyền bầu cử và ứng cử. Tuy nhiên, thực trạng bầu cử tại Việt Nam (như đã phân tích tại chương 3) cho thấy những ứng cử viên do Đảng giới thiệu thường có lợi thế hơn người tự ứng cử. Tâm lý rụt rè, không tin tưởng vào cơ hội trúng cử của người tự ứng cử cịn phổ biến. Vì vậy, Đảng lãnh đạo hoạt động bầu cử cần tập trung vào các nội dung:

- Lãnh đạo công tác tư tưởng, thay đổi nhận thức, tâm lý của đảng viên và quần chúng Nhân dân về hoạt động tự ứng cử, tranh cử. Coi đó là suy nghĩ và hành động hết sức văn minh trong xã hội dân chủ. Đảng lãnh đạo

nhà nước khắc phục thói quen, tư duy cũ, tạo ra môi trường tâm lý thuận lợi cho cá nhân tự ứng cử, tranh cử. Xóa bỏ những tư duy đã tồn tại như: “Ở Việt Nam khơng có tranh cử mà chỉ có vận động bầu cử. Bầu cử khác với tranh cử, ứng cử viên không ai tranh ai” [94, tr.215]. Đảng dựa vào dân, tin tưởng vào trí dân, sức dân để lãnh đạo. Ngược lại, khi có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng về công tác bầu cử, chính Nhân dân sẽ ủng hộ Đảng bằng việc tham gia tích cực vào quá trình bầu cử. Đây là tiền đề để xây dựng một Quốc hội đại diện thực sự cho lợi ích của Nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam.

- Lãnh đạo tốt công tác nhân sự trong bầu cử. Quốc hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của BMNN. Quốc hội mạnh thì nhà nước mạnh, nhà nước mạnh thì vị thế của Đảng lãnh đạo lại càng mạnh mẽ và được củng cố. Bởi vậy, lãnh đạo công tác cán bộ, công tác bầu cử là việc làm tiên quyết và có ý nghĩa quyết định đến các công tác khác của Đảng trong xây dựng nhà nước. Đảng phải xây dựng những nghị quyết chuyên đề, những chỉ thị lãnh đạo công tác bầu cử trong đó yêu cầu các cấp ủy đảng phải lựa chọn các ứng cử viên thực sự xuất sắc ngay từ trước khi hiệp thương. Hoạt động vận động bầu cử phải đảm bảo đúng luật, công bằng, minh bạch, cũng như kiểm sốt xu hướng thương mại hóa trong hoạt động tranh cử.

Đối với việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội qua cơ cấu, thành phần đại biểu, sự lãnh đạo của Đảng cần hướng đến sự đổi mới về mối quan hệ giữa tính đại diện với cơ cấu, tỷ lệ thành phần. Tại thời điểm hiện nay, để bảo vệ lợi ích của một số nhóm yếu thế, việc duy trì cân đối, xây dựng một số chỉ tiêu cơ cấu như: chuyên trách, kiêm nghiệm, dân tộc, giới tính, độ tuổi, ngành nghề là phù hợp nhưng định hướng lâu dài là khơng cần thiết. Ngay trong chính Báo cáo tổng quan về luật bầu cử một số nước trên thế giới của Ban soạn thảo Luật Bầu cử Quốc hội và HĐND gửi UBTV Quốc hội cũng kết luận là: “Chưa thấy nước nào quy định về dự kiến và điều chỉnh cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội như nước ta … Cần có cái nhìn mới về tính đại diện của Quốc hội để nâng cao chất lượng ĐBQH” [7, tr.11]. Khi sự lãnh đạo của

Đảng là dân chủ, khoa học, cử tri sẽ đủ khả năng lựa chọn chính xác cho mình người đại biểu phù hợp nhất. Có thể nói, mở rộng quyền ứng cử, lãnh đạo chương trình hiệp thương với sự tham gia thực chất của đông đảo các thành phần trong xã hội, xóa bỏ thành kiến hẹp hịi với người ngồi Đảng, hồn thiện cơng nghệ tranh cử, đảm bảo có tranh cử trên thực tế là những việc cấp thiết mà ĐCS cần phải làm ngay để phát huy vai trò, bảo đảm vị thế của mình khơng chỉ trong Hiến pháp mà trong lòng dân tộc.

Bốn là, trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN, quyền công dân, quyền

con người ngày càng được khẳng định, mở rộng và bảo đảm thực hiện thì vai trò cầm quyền - lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng chỉ đạt hiệu quả cao nhất khi Đảng “hóa thân” vào nhà nước, vào Quốc hội thơng qua hoạt động bầu cử và phê chuẩn của Quốc hội.

Với Quốc hội, Đảng thể hiện vai trò là Đảng lãnh đạo mà trực tiếp là Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị thơng qua thuyết phục Quốc hội chấp thuận chủ trương, đường lối để thể chế thành luật. Nếu Quốc hội không chấp thuận, cơ quan lãnh đạo của Đảng cần có cơ chế xem xét, điều chỉnh lại chủ trương, đường lối của mình. Tránh sự áp đặt bởi Quốc hội là của Nhân dân (không phải Quốc hội của Đảng), dù tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội chiếm đại đa số. Với Chính phủ, Đảng thể hiện vị trí là Đảng cầm quyền, do vậy Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ phải là người do Đảng giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn. Theo đó, nên nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo của Đảng với Chính phủ. Nếu Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng là ngun thủ đứng đầu Chính phủ thì đồng thời là Tổng bí thư, các Bộ trưởng cũng đồng thời là Trưởng các Ban của Đảng. Một số thành viên Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị hoạt động trong Quốc hội với tư cách là đại biểu chuyên trách. Nhất thể hóa một số chức danh như vậy sẽ khắc phục được bất cập hiện nay đồng thời giảm chi phí, tiết kiệm thời gian cho hoạt động của bộ máy tổ chức Đảng và Quốc hội. Đây là một trong những giải pháp vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội, vừa đảm bảo tính đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Để hướng đến xây dựng Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, thực quyền mà khơng lạm quyền, trong q trình sử dụng quyền lực nhà nước, cần chú trọng hai nhóm giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, phải thiết lập các điều kiện bảo đảm cho Quốc hội tồn tại với tư

cách là cơ quan đại diện cao nhất. Đó là đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng cầm quyền, tạo nên sự ổn định an ninh chính trị của đất nước; là sự quản lý, điều hành dân chủ và pháp quyền của nhà nước vững mạnh; là thiết chế Quốc hội được xây dựng, tổ chức khoa học, hiệu quả có sự phân cơng phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong thực thi các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Hai là, phải chú trọng đến các giải pháp nâng cao năng lực đại diện của

Quốc hội, đáp ứng tính chất phức tạp của các chức năng, nhiệm vụ. Nhóm giải pháp này cần bắt đầu từ công tác lựa chọn, bầu cử, bồi dưỡng ĐBQH, xây dựng các chế độ đãi ngộ, các miễn trừ trách nhiệm đại biểu, củng cố bộ máy giúp việc cho đến các thiết chế kiểm tra, giám sát, bãi miễn từ Nhân dân khi ĐBQH khơng hồn thành sứ mệnh của mình.

Trên thực tế, hai nhóm giải pháp này khơng tồn tại độc lập, mà trong nhiều phương diện, nội dung hoạt động của Quốc hội có sự đan xen, hịa quyện, tương hỗ cho nhau. Do vậy, cần có lộ trình cụ thể, tránh tư tưởng chủ quan, nơn nóng dập khn mơ hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên thế giới. Khơng có mơ hình nào là tối ưu nhất, nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hóa và lịch sử đặc thù của mỗi quốc gia. Đặc biệt phụ thuộc vào bản lĩnh của những người đứng đầu đất nước trong việc mạnh dạn đổi mới, áp dụng lý luận dân chủ đại diện hiện đại vào thực tiễn cải cách BMNN, vào tinh thần tự chủ, đoàn kết, khát vọng của cả dân tộc trong việc thiết kế, bảo trì mơ hình nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu, khảo sát, kiến giải về lý luận và thực tiễn Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Việt Nam là nội dung chủ đạo xuyên suốt luận án nhằm mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện Quốc hội theo hướng dân chủ và thực quyền. Quốc hội Việt Nam phải thực sự là cơ quan đại diện cao nhất cho Nhân dân, ra đời vì Nhân dân, hoạt động, tồn sinh để phục vụ Nhân dân. Quốc hội là diễn đàn chính trị, nơi luận đàm và đi đến thống nhất các vấn đề chung của quốc gia với các phương thức hoạt động công khai, dân chủ, huy động, tập hợp được trí tuệ, tinh hoa trong xã hội.

Ở Việt Nam, tính đại diện cao nhất của Quốc hội không chỉ được xác lập trong Hiến pháp và hệ thống các văn bản luật, mà gốc rễ được bắt nguồn từ bản chất nhà nước, chế độ chính trị mà chúng ta đã lựa chọn ngay từ những ngày đầu giành chính quyền của cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhân dân là chủ thể quyền lực tối cao, quyền lực ấy được trao cho Quốc hội thông qua cơ chế đại diện để thực hiện các chức năng quan trọng mà không một cơ quan, tổ chức nào trong xã hội có được, đó là quyền lập hiến, lập pháp; quyết định những vấn đề cơ bản và thực hiện quyền giám sát tối cao.

Qua nghiên cứu, phân tích, khảo sát, luận án bước đầu xác lập, hệ thống những đặc điểm nhận diện tính đại diện cao nhất của Quốc hội, vai trị đại diện Quốc hội cũng như các điều kiện đảm bảo đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp cả ở góc độ pháp lý, cả về hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo Quốc hội trở thành cơ quan thực quyền, chuyển mạnh sang cơ chế hoạt động thường xuyên, nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại trong hoạt động của các cơ quan của Quốc hội.

Để phát huy vai trò đại diện của Quốc hội, cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như hoàn thiện thể chế tổ chức và hoạt động của Quốc hội; nâng cao năng lực đại diện của ĐBQH, đổi mới sự lãnh đạo của ĐCS để phát huy tính đại diện cao nhất của Quốc hội Việt Nam, nhưng quan trọng nhất là nhóm giải pháp xây dựng thiết chế bầu cử dân chủ. Một thể chế bầu cử công

bằng, khoa học sẽ giúp Nhân dân chủ động tích cực tham gia hoạt động quản lý nhà nước cả ở góc độ ứng cử và bầu cử. Đồng thời giúp họ sáng suốt lựa chọn được những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho lợi ích của cá nhân, của địa phương và cao hơn là của quốc gia, dân tộc.

Luận án cũng là một cơng trình nghiên cứu khoa học mở ra nhiều hướng tư duy cho các nhà nghiên cứu, các học giả quan tâm tới những vấn đề mới trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đẩy mạnh xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 154 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w