TIỂU KẾT CHƢƠNG

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 33 - 34)

Qua khảo sát tác giả nhận thấy, các nghiên cứu về Quốc hội rất đa dạng, phong phú, chủ yếu được khai thác sâu ở góc độ từng chức năng của Quốc hội. Nhiều cơng trình trong khi luận bàn về hoạt động của Quốc hội đều thống nhất ở các quan điểm phải đảm bảo nguyên tắc Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và tất cả quyền lực nhà nước xuất phát từ chủ quyền Nhân dân. Từ việc thống nhất tính đại diện cao nhất của Quốc hội trong tổ chức BMNN Việt Nam, nhiều cơng trình nghiên cứu thực trạng đại diện Quốc hội thông qua các chức năng của Quốc hội. Đồng thời các tác giả đều có xu hướng đưa ra các giải pháp đảm bảo tính đại diện, tính thực quyền của Quốc hội trong thực thi quyền lực nhà nước.

Tuy nhiên, do chưa thống nhất về nhận thức lý luận, nên khi bàn đến đại diện, đại diện Quốc hội, các tác giả cịn có sự tranh luận chưa thống nhất. Tương tự như vậy, khi phân tích các điều kiện đảm bảo tính đại diện của Quốc hội, thường có sự liệt kê, trùng lặp hoặc chưa đầy đủ. Từ đó, khi phân tích đánh giá thực trạng đại diện hiện nay ở Việt Nam, những phân tích cịn tản mạn, chưa hệ thống, chưa rõ ràng về phương diện hoạt động (lập pháp, quyết định, giám sát) hay những hành động cụ thể (chất vấn, giải trình, tiếp xúc cử tri, tiếp dân, chuyển đơn thư khiếu nại, tố cáo) thực thi nhiệm vụ của Quốc hội, ĐBQH.

Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước nói trên là những tri thức lý luận quý đã được chắt lọc, làm tiền đề, cơ sở cho những nghiên cứu mới mang tính tổng quát, hệ thống. Đồng thời có giá trị thực tiễn khi tiến hành đổi mới, hoàn thiện BMNN, đặc biệt là tổ chức và hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w