Quốc hội trong mơ hình Hiến pháp xã hội chủnghĩa (1959-1992)

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 78 - 80)

Bước sang những năm 1960 trở đi, Hiến pháp Việt Nam được xây dựng theo mơ hình Hiến pháp XHCN. Hiến pháp được quan niệm là “phương thức tổ chức chính quyền của giai cấp công nhân, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước, không được quan niệm như là một công cụ để điều chỉnh chính quyền như trong mơ hình hiến pháp tư sản tự do” [34, tr.51]. Chính vì vậy, quyền lực nhà nước là khơng cần giới hạn mà là một công cụ quản lý xã hội cần có sức mạnh và cần được tăng cường.

Chế định Nghị viện nhân dân được đổi tên thành Quốc hội. Sự thay đổi này không chỉ là tên gọi mà được cho là “bước chuyển đổi căn bản trên phương diện bản chất nhà nước” [97, tr.191]. Đó là sự lựa chọn mơ hình dân

chủ XHCN, trong đó chế định Quốc hội thể hiện sứ mệnh lịch sử của một nhà nước chun chính vơ sản.

Cũng do quan niệm như một hình thức xác lập nền chun chính vơ sản, củng cố quyền lực nhà nước, Hiến pháp 1959, 1980 đều xác lập mơ hình chính quyền có tính chất tập trung, thống nhất, khơng thừa nhận phân cơng và kiểm sốt quyền lực nhà nước. Quốc hội được hiến định: “là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” nhằm tập trung quyền lực về tay Quốc hội. Sự tập quyền này chi phối nhiều quy định khác của Hiến pháp về tổ chức BMNN, đặc biệt là các chế định công quyền ở trung ương đều thành lập trên cơ sở Quốc hội như cơ quan thường trực của Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, nguyên thủ quốc gia, Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

Các chế định này đều đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nếu Hiến pháp 1959 chỉ mới quy định Quốc hội có quyền giám sát việc thi hành Hiến pháp (Điều 50), thì Hiến pháp 1980 quyền giám sát tối cao được thiết lập cho Quốc hội (Điều 83). Quyền giám sát tối cao này được mở rộng đến toàn bộ các chế định quyền lực ở trung ương, bao gồm cả giám sát hoạt động và giám sát văn bản quy phạm pháp luật.

Cũng vì quy định tập quyền về Quốc hội, nên Chính phủ (Hội đồng Chính phủ) được coi là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Điều 71, Hiến pháp 1959). Đến Hiến pháp 1982, Chính phủ (Hội đồng bộ trưởng) được ấn định là “cơ quan chấp hành và cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104). Xét về vai trị, vị trí của Quốc hội trong BMNN, đây là giai đoạn Quốc hội có “siêu quyền lực”. Với tư cách là người đại diện cho Nhân dân, nhận sự ủy thác từ Nhân nhân, Quốc hội là thiết chế lý tưởng để trung thành, bảo vệ lợi ích của Nhân dân. Tuy nhiên, cách quy định và quan niệm như vậy về địa vị pháp lý của Quốc hội đã khiến cho quyền lực Quốc hội dường như cao hơn chủ quyền Nhân dân. Hiến pháp khơng cịn phân định quyền lập hiến, quyền phúc quyết sửa đổi Hiến pháp thuộc về Nhân dân mà giao riêng cho Quốc hội. Quốc hội trở thành cơ quan duy

nhất có quyền lập hiến, lập pháp, có quyền sửa đổi Hiến pháp (Điều 82, Điều 147 Hiến pháp 1980), thậm chí “Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83, Hiến pháp 1980).

Như vậy, về mặt lý luận và trên góc độ pháp lý có thể thấy, Quốc hội - với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân đã thực hiện một sự “đại diện khơng có giới hạn”. Trong điều kiện trình độ dân trí, văn hóa pháp lý của người dân còn thấp, chưa đồng đều; năng lực ĐBQH chưa đáp ứng trọng trách quá lớn, các điều kiện, phương tiện, bộ máy giúp việc cho Quốc hội, ĐBQH cịn hạn chế, tất cả điều đó sẽ dẫn đến một trong hai xu hướng:

Một là, nếu Quốc hội thực sự “mạnh”, người dân, các cơ quan hành

pháp, tư pháp sẽ trở thành thụ động, ỉ lại, dựa dẫm, không phát huy vai trò; nhiều lúc, nhiều nơi, quyền làm chủ của Nhân dân có khả năng bị xâm phạm.

Hai là, trong trường hợp Quốc hội không đủ mạnh, thực quyền, hoạt

động hình thức, thì chính chủ thể này sẽ mờ nhạt, mất uy quyền bên cạnh sự tiếm quyền, thực quyền ngày càng mạnh mẽ và trên diện rộng của nhánh hành pháp. Đây chính là những hạn chế của Hiến pháp 1959, 1980 trong việc thiết lập Quốc hội với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w