Thực trạng thực hiện quyền bầu cửvà ứng cử

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 112 - 113)

Hiện nay theo pháp luật bầu cử Việt Nam, bầu cử và ứng cử được quy định là quyền công dân và đảm bảo qua việc thực hiện bốn nguyên tắc cơ bản: phổ thơng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Ở góc độ lý luận, những nguyên tắc dân chủ, khoa học này đã đem đến cho cử tri Việt Nam sự công bằng, minh bạch trong việc thực hiện quyền chính trị thiêng liêng. Đó cũng là các điều kiện đảm bảo cho Quốc hội Việt Nam được xây dựng dựa trên tự do ý chí và hành động của mỗi cử tri trong việc ứng cử, đề cử, lựa chọn ra các đại biểu đại diện cho lợi ích của mình mà khơng bị phân biệt hay hạn chế bởi các rào cản như giới tính, ngành nghề, vùng miền, điều kiện kinh tế…

Ở góc độ thực tiễn, khi triển khai thực hiện các nguyên tắc cơ bản này trong tổ chức bầu cử và xác định kết quả trúng cử, một số nội dung cịn có những bất cập ảnh hưởng đến việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội như: việc phân chia đơn vị bầu cử gắn với đơn vị hành chính (thường là một số

quận, huyện gần nhau) dẫn đến sự chênh lệch giữa số dân của địa phương với số đại biểu đã được ấn định; việc không được tự do lựa chọn đơn vị ứng cử mà theo sự sắp xếp, bố trí ứng cử tại các đơn vị có lợi thế khác nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự công bằng trong cơ hội trúng cử của các ứng cử viên; hay cách xác định kết quả trúng cử trong một số trường hợp chưa đảm bảo tính đại diện cho đa số ý chí cử tri … Những nội dung này sẽ được tác giả minh chứng cụ thể hóa trong phần 3.3.3.2 và 3.3.3.3.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w