Hình thức thểhiện đại diện cao nhất trong hoạtđộng giám sát tối cao của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 53 - 55)

sát tối cao của Quốc hội

Giám sát là một hình thức Quốc hội thể hiện đại diện cao nhất của Nhân dân, nó có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động lập pháp. Để pháp luật được thực thi trong đời sống, không thể thiếu hoạt động giám sát, hay nói cách khác, “tính hiệu quả của pháp luật trong một chừng mực nhất định phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động giám sát” [78]. Đây được hiểu là việc theo dõi các hoạt động của hành pháp có hiệu quả, minh bạch và trung thực hay không, để đảm bảo các quyết định phê duyệt ngân sách của Quốc hội được thực hiện đúng mục đíchđề ra và có hiệu quả.

Cũng xuất phát từ bản chất đại diện, hoạt động giám sát có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo quyền lực tối cao của Nhân dân. Chính vì vậy Hiến pháp các nước đều ghi nhận điều này mà không phụ thuộc vào hình thức chính thể. Tuy nhiên, giám sát của Quốc hội khác với giám sát của hệ thống hành pháp, tư pháp. Điều này xuất phát từ việc hoạt động theo nguyên tắc tập thể, Quốc hội không giám sát tất cả các hoạt động của BMNN và cá nhân mà thực hiện giám sát các vấn đề ở tầm vĩ mô, tập trung vào hoạt động của Chính phủ và các thành viên. Đối với các trường hợp khác thường là những sai phạm nghiêm trọng, kéo dài của tư nhân, tập đoàn nhà nước được giao thực hiện chức năng công quyền, gây bức xúc trong dư luận. Do vậy, giám sát của Quốc hội là hình thức mang tính đặc trưng riêng của hệ thống cơ quan đại diện thông qua các công cụ giám sát của cơ chế làm việc tập thể và thường mang tính chất chính trị, đó là chất vấn, giải trình, điều trần và những hình thức tương tự.

Hoạt động giám sát của Quốc hội thường được thực hiện chủ yếu tại các kỳ họp thông qua việc tiến hành các phiên hỏi-đáp; thực hiện chất vấn; tiến hành phiên điều trần tại các ủy ban và Hội đồng dân tộc. Trong trường

hợp cần thiết, nhiều quốc gia quyđịnh Quốc hội có thểthành lập các ủy ban đặc biệt để giám sát các vấn đề quan trọng. Ngay tại nước Mỹ, nơi sự phân quyền diễn ra triệt để thì ngồi quyền lập pháp, Quốc hội có nhiều quyền quan trọng tiêu biểu như giám sát hoạt động của Chính phủ, quyền điều tra thơng qua việc thành lập một số cơ quan, giao những nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể. Các cơ quan này có trách nhiệm báo cáo với Quốc hội những công việc mà hệ thống hành pháp đang thực hiện [46].

Đối với ĐBQH, các hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng là phương thức thu thập thơng tin, kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả thực thi pháp luật tại cơ sở. Từ đó đại biểu yêu cầu các cơ quan hữu quan trả lời kiến nghị; giám sát quá trình hậu kiến nghị, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội đối những chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhằm thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội.

Để đảm bảo tính chuyên sâu các vấn đề tài chính, ngân sách Quốc hội các nước thường thành lập nhóm cơ quan chuyên mơn như Thanh tra Quốc hội, Kiểm tốn lập pháp (Kiểm toán Nghịviện), cơ quan Bảo hiến. Số lượng các cơ quan chuyên môn này phụ thuộc vào nội dung vấn đề mà Quốc hội thấy cần phải giám sát. Sau khi thành lập, các cơ quan này độc lập với cả lập pháp, hành pháp, tư pháp. Ngay cả Quốc hội cũng không trực tiếp đứng ra điều hành mà chỉ ban hành văn bản luật quy định chức năng, quyền hạn và cung cấp tài chính. Các cơ quan này có trách nhiệm báo cáo cho Quốc hội những nội dung theo yêu cầu giám sát.

Tóm lại, là cơ quan đại diện cao nhất, Quốc hội có các hình thức thực thi thể hiện tính chất đại diện cao nhất mà khơng một cơ quan tổ chức nào có được. Các hình thức đó được tiến hành mang tính chất chính trị, do tập thể thực hiện (kỳ họp, phiên họp với quy định về tỷ lệ đại biểu bắt buộc phải có mặt) và đi đến kết luận cuối cùng thông qua thủ tục bắt buộc là bỏ phiếu (bấm nút, biểu quyết) để tìm tiếng nói thống nhất theo ngun tắc thiểu số phục tùng đa số. Nhờ các hình thức thực thi đó, Quốc hội thực hiện được quyền lực của mình, thực hiện được vai trị đại diện trên các phương diện lập pháp, quyết định và giám sát tối cao. Nhờ đó hồn thành sứ mệnh chính trị mà Nhân dân giao phó, trở thành chủ thể gắn bó, trung thành, bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của Nhân dân.

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w