Vai trò của Quốc hội cơquan đại diện cao nhất của Nhân dân

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 42 - 48)

Quốc hội là chế định gắn bó chặt chẽ với Nhân dân, do Nhân dân sáng lập, kiểm tra và giám sát hoạt động. Vì vậy, đây là cơ quan đại diện trung thành với chủ thể kiến tạo ra mình, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất trong BMNN, Quốc hộiđóng vai trị quan trọng trong tập hợp, thống nhất ý chí, nguyện vọng của Nhân dân; trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất các vấn đề quan trọng của đất nước; xây dựng hệ thống pháp luật; thực hiện quyền tự quyết của quốc gia, dân tộc. Do đó, có thể nhận thấy Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân có các vai trị sau đây:

Thứ nhất, Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân đóng vai

trị cầu nối giữa nhà nước và Nhân dân. Vừa đại diện cho Nhân dân, vừa tổ chức tập hợp Nhân dân thực hành và rèn luyện năng lực làm chủ đất nước.

Như phần trên đã đề cập, nguồn gốc quyền lực nhà nước là từ Nhân dân, thông qua cơ chế đại diện, quyền lực ấy được chuyển giao cho hệ thống cơ quan đại diện để thay mặt Nhân dân quản lý xã hội. Nhân dân không trao hết quyền cho cho cơ quan đại diện mà giữ lại cho mình các quyền kiểm tra, giám sát, bãi miễn khi cơ quan đại diện khơng thực hiện đúng, đủ nhiệm vụ chính trị. Chính vì vậy, Quốc hội khơng thể là một chủ thể độc lập, tách rời Nhân dân, quay lại cai trị Nhân dân trong một nhà nước dân chủ mà đóng vai trò là cầu nối giữa nhà nước và Nhân dân, đảm bảo cho ý nguyện của Nhân dân được truyền tải tới hệ thống cơ quan công quyền.

Thông qua nhiều hoạt động đại diện như tiếp xúc cử tri, chất vấn, giải trình, Quốc hội tổng hợp ý kiến, thảo luận tại nghị trường, đi đến thống nhất cuối cùng; giám sát và kiểm tra hệ thống các cơ quan quản lý để khơng đi q giới hạn quyền lực, bảo vệ lợi ích của Nhân dân. Cùng với đó, Quốc hội báo cáo với Nhân dân về kết quả hoạt động trong từng kỳ họp, từng nhiệm kỳ, giải thích và trả lời các câu hỏi, kiến nghị của Nhân dân, giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của Quốc hội cũng như BMNN.

Có thể nói, là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, Quốc hội là nơi thể hiện và thực hiện sâu sắc sự kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Quốc hội vừa có tư cách Nhân dân, vừa có tư cách nhà nước. Với tư cách Nhân dân, trong quá trình hoạt động của mình, Quốc hội thể hiện ý chí và nguyện vọng của Nhân dân trong làm Hiến pháp, làm luật, trong quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Với tư cách nhà nước, Quốc hội là Nhân dân thu hẹp lại, là tổ chức nhận sự ủy quyền của Nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước trong giám sát tối cao các hoạt động của nhà nước. Chính vì

vậy, thơng qua thiết chế Quốc hội, Nhân dânđược thực hành và rèn luyện năng lực làm chủ của mình qua việc lựa chọn ĐBQH tại các kỳ bầu cử; qua tiếp xúc cử tri cũng như giám sát hoạt động của Quốc hội và ĐBQH trong khi thực thi nhiệm vụ.

Thông qua hoạt động của Quốc hội, Nhân dân nâng cao được vai trị làm chủ của mình, tích cực đóng góp ý kiến, phản biện xã hội để từ đó, các kỳ họp, phiên họp của Quốc hội không chỉ là công việc của các đại biểu mà thực sự trở thành diễn đàn sinh hoạt chính trị, dân chủ rộng rãi của đất nước, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần làm chủ của Nhân dân. Qua mỗi chính sách, pháp luật, Nhân dân nhận ra lợi ích cá nhân, cộng đồng, dân tộc, từ đó chủ động tích cực thực thi pháp luật, đấu tranh chống vi phạm pháp luật, bảo vệ kỷ cương đất nước.

Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 là minh chứng hùng hồn cho việc nâng cao năng lực thực hành quyền làm chủ của Nhân dân Việt Nam. Quốc hội khóa I ra đời, BMNN dân chủ và hợp pháp của Nhân dân theo đó được xây dựng và phát triển. Lịch sử ra đời Nghị viện nhân dân qua cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở nước ta đã chứng minh sự khát khao tự do, mong muốn được trở thành công dân trong nhà nước độc lập, trở thành chủ thể bầu ra những người đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà nước.

Đây cũng là điều mà cách đó gần 200 năm, Montesquieu đã nhấn mạnh trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” nổi tiếng của mình rằng: Dân chúng khơng đủ trình độ để tự mình quản lý công việc xã hội, nhưng “Dân chúng rất giỏi khi chọn người để giao cho một phần quyền lực của mình. Họ chỉ cần xác định những điều mà họ biết, họ thấy, họ cảm nhận được” để cân nhắc nên bầu chọn người nọ hay người kia. Dân biết rất rõ ai đã đánh thắng nhiều trận, nên họ có thể bầu ra một người chỉ huy quân đội. Dân biết ông quan tòa nọ không nhận hối lộ, xử án cương quyết khiến nhiều người tham dự phiên tòa hài lòng, thế là đủ để họ bầu ông ta làm thẩm phán. Dân nhạy bén biết tin một công dân kia trở nên giầu sang là do đâu, để họ bầu hay không bầu anh ta làm nghị viên thành phố… [67, tr.48-49].

Thực tiễn hoạt động bầu cử Quốc hội các khóa gần đây càng thể hiện rõ ý thức chính trị của người dân được nâng cao. Trước các cuộc bầu cử, cử tri chủ động tiếp nhận, rà soát thơng tin và phản hồi dưới nhiều hình thức tới Hội

đồng bầu cử, đảm bảo các ứng cửviên thật sựlà ngườiđápứng các điều kiện bầu cử. Cử tri phát hiện sai phạm và thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo nhằm làm cho cuộc bầu cử công bằng, dân chủ. Trong các cuộc bầu cử, cử tri có sự tính tốn, lựa chọn đại diện tốt nhất cho mình, cho ngành mình, địa phương mình và cao hơn là cho lợi ích chung của dân tộc. Sau bầu cử, cử tri giám sát, theo dõi hoạt động của đại biểu, sử dụng các quyền dân chủ, “quyền lực” của dư luận, báo chí buộc các đại biểu phải trung thành với lợi ích chính đáng của cử tri. Có thể nói, qua các kỳ bầu cử, các phiên họp của Quốc hội, ý thức chính trị về vai trị làm chủ của Nhân dân khơng ngừng được củng cố và nâng cao.

Như vậy, với tính chất là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, Quốc hội là thiết chế trung thành, bảo vệ quyền lực Nhân dân đồng thời là diễn đàn chính trị để Nhân dân thực hành và nâng cao ý thức làm chủ đối với nhà nước và xã hội.

Thứ hai, Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân đóng vai

trị là thiết chế kiến tạo nên nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Sự ra đời và tồn tại Quốc hội -cơ quan đại diện là vấn đề tất yếu, có tính quy luật trong lịch sử phát triển nhà nước của nhân loại. Điều này có được xuất phát từ chính vai trị của Quốc hội trong xây dựng nhà nước dân chủ, thực sự của dân, do dân và vì dân.

Với chức năng lập hiến, lập pháp, Quốc hội phản ánh mong muốn, nhu cầu của Nhân dân trong việc thiết lập một trật tự xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; Nhân dân được đặt vào vị trí trung tâm của quyền lực nhà nước.

Quốc hội Việt Nam trải qua 13 khóa đã khơng ngừng xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật theo hướng mở rộng và bảo đảm quyền dân chủ của Nhân dân; phân công, phân cấp rõ ràng hơn trong tổ chức và nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước; kiểm soát quyền lực nhà nước phịng chống tha hóa, lạm quyền, lộng quyền.

Thơng qua hoạt động lập pháp, Quốc hội thể chế hóa đường lối lãnh

đạo của Đảng, làm cho đường lối đi vào cuộc sống và trở thành hiện thực. Mặt khác thông qua pháp luật, mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước

quản lý, Nhân dân làm chủ, những thành tốcấu thành hệ thống chính trị đều tồn tại một cách bình đẳng trước Hiến pháp và pháp luật.

Với chức năng giám sát tối cao tồn bộ hoạt động của BMNN, Quốc hội có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây cũng là điều đảm bảo sự vận hành của NNPQ, chống các biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân.

Cùng với hai chức năng trên, việc hiến định chức năng quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước đã khiến cho cơ quan đại diện cao nhất này có vai trị quan trọng trong việc thiết kế và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phịng.

Có thể nói, trong NNPQ, giới hạn hoạt động của nhà nước chính là hệ thống quyền cơng dân. Đó là mối quan hệ hai chiều đảm bảo trật tự, kỉ cương pháp luật. Bằng hoạt động của mình, Quốc hội có vai trị quyết định và quan trọng nhất trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chất lượng về nội dung, đồng bộ về số lượng; trong việc bảo vệ quyền lực Nhân dân, kiểm sốt quyền lực nhà nước. Quốc hội luật hóa và đem đến cho Nhân dân vị thế làm chủ càng cao thì chính là làm cho vị thế uy quyền của Quốc hội trong lịng Nhân dân càng được củng cố. Đó là q trình tác động, tương hỗ hai chiều, góp phần xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, với tư cách cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, Quốc hội

đóng vai trị tạo lập hành lang pháp lý, hoạch định phát triển quốc gia, thiết kế BMNN, giáo dục và định hướng dân chủ trong xã hội.

Nếu như trong đại diện dân sự, người đại diện chỉ thay mặt cho người ủy quyền thực thi các nghĩa vụ hay thụ hưởng quyền thì đại diện của Quốc hội khơng chỉ gắn liền với lợi ích của cá nhân bỏ phiếu bầu ra mình mà rộng hơn, gắn với lợi ích Nhân dân cả nước. Tính cao nhất thể hiện ở chỗ khi đảm nhận sứ mệnh đại diện, Quốc hội được trao những quyền năng mà không một cơ quan, tổ chức nào trong xã hội có được. Chính vì vậy, Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân đóng vai trị quyết định trong xây dựng khung pháp luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ xã hội; hoạch định phát triển quốc

gia, thiết kế BMNN phù hợp với nguyện vọng của Nhân dân. Quốc hội lấy lợi ích của Nhân dân làm mục đích hướng tới khi tiến hành các hoạt động.

Với hoạt động lập pháp và giám sát hệ thống cơ quan hành pháp, tư pháp, Quốc hội đảm bảo hệ thống pháp luật khi ban hành, thực thi đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tế, phù hợp lợi ích số đông trong xã hội. Bên cạnh đó, với cơ cấu, tổ chức, phương thức hoạt động thể hiện tính chất đại diện cao nhất, Quốc hội quyết định về tài chính quốc gia, đặt ra các loại thuế, đảm bảo thu chi quốc gia đúng mục đích, minh bạch, có hiệu quả phục vụ lợi ích cơng cộng. Quốc hội lựa chọn các phương án tối ưu trong mỗi chính sách, pháp luật nhằm cân bằng lợi ích giữa các vùng miền, thành phần, dân tộc, của đa số cũng như đảm bảo lợi ích của các nhóm yếu thế trong xã hội. Quốc hội quyết định các vấn đề tổ chức nhà nước, quyết định bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức vụ cấp cao nhà nước, thành lập Chính phủ, các cơ quan tư pháp quốc gia, quyết định các vấn đề quốc phòng, an ninh và các vấn đề hệ trọng khác của đất nước.

Bên cạnh đó, thơng qua tổ chức và phương thức hoạt động tập thể, công khai, Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân đóng vai trị là hình mẫu của nền dân chủ quốc gia, từ đó giáo dục và định hướng dân chủ trong xã hội. Thông qua các phiên họp, kỳ họp, qua hoạt động chất vấn, giải trình được truyền hình, đưa tin trực tiếp, qua việc tiếp xúc cử tri, giải quyết đơn thư, Quốc hội tạo ra cơ chế làm việc dân chủ, đồng thuận, huy động được sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học trong bộ máy giúp việc của mình. Việc làm này như là hình mẫu tác động tích cực đến hoạt động chung của hệ thống hành pháp, tư pháp. Từ đó góp phần giáo dục, tuyên truyền, nâng cao văn hóa pháp lý cho Nhân dân. Gắn trách nhiệm của mỗi người dân vào cơng việc chính trị của đất nước.

Tóm lại, với tư cách là cơ quan đại diện cao nhất, Quốc hội có một vai trị, vị trí hết sức đặc biệt trong thiết chế nhà nước của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhận thức đúng, đủ bản chất cũng như vị trí, vai trị của Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất có ý nghĩa trong việc xác lập mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Quốc hội; giữa Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp

và quan trọng là mối quan hệlợi ích chính trị giữa chủ thể đại diện (Quốc hội) với chủ thể được đại diện là Nhân dân.

2.2. CÁC HÌNH THỨC THỂ HIỆN QUỐC HỘI LÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CAO NHẤTCỦA NHÂN DÂN VÀ CÁC ĐẢM BẢO ĐỂ QUỐC HỘI LÀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w