Xét trên nội dung giải pháp nâng cao vai trò đại diện của Quốc hộ

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 30 - 32)

Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, sách chun khảo, bài viết nghiên cứu về đổi mới tổchức BMNN, đặc biệt là Quốc hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Nhiều tác giả khẳng định vì Quốc hội là cơ quan đại diện Nhân dân nên phải đảm bảo, tăng cường, phát huy tính đại diện trên tất cả các phương diện hoạt động của Quốc hội.

Trong hoạt động lập pháp, “phải phát huy vai trò đại diện Nhân dân của ĐBQH” [33]; “phải bảo đảm tính Nhân dân, tính dân chủ trong hoạt động lập pháp”, coi trọng việc tổ chức lấy ý kiến các ngành, các cấp và ý kiến Nhân dân đối với các dự án luật, pháp lệnh [126] …

Trong hoạtđộng quyếtđịnh, phải bảođảm quyền quyếtđịnh, phê chuẩn dự tốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa thực quyền, nâng cao khả năng kiểm soát thực tế của Quốc hội, ĐBQH trong thực thi quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước [96, tr.95].

Trong hoạt động giám sát tối cao, có nhà nghiên cứu lập luận, “Quốc hội trong quan hệ phân công quyền lực là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, nhưng về vị trí lại là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Do vậy, Quốc hội có quyền kiểm sốt tồn bộ q trình thực thi quyền lực nhà nước, kể cả quyền hành pháp và quyền xét xử” [96, tr.95-96]. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua việc ủy quyền cho các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền này như UBTVQH, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan bảo hiến, tịa Hành chính [78].

Nhiều cơng trình đưa ra các giải pháp đảm bảo đại diện và thực thi đại diện như:

- Tiếp tục đổi mới làm cho hoạt động của Quốc hội ngày càng thiết thực, hiệu quả, đáp ứng mong mỏi của cử tri và Nhân dân cả nước [1].

- Sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử ĐBQH, đảm bảo các nguyên tắc bầu cử đã được hiến định [70, tr.22-31].

- Đa dạng hóa và đổi mới các hình thức tiếp xúc cử tri, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri đảm bảo cho tiếng nói của đại biểu tại nghị trường là ý chí và nguyện vọng của công dân [4].

- Nâng cao chất lượng ĐBQH để làm tốt chức năng đại diện [35, tr.77].

- Hoàn thiện tổ chức và đổi mới nội dung hoạt động của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội [87, tr.36], đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ với đại biểu và có cơ chế kiểm tra, giám sát đại biểu trong khi thực hiện nhiệm vụ dân cử.

- Tăng cường sự lãnh đạo của ĐCS đối với nhà nước nói chung, đối với Quốc hội nói riêng trong bảo đảm quyền lực thuộc về Nhân dân [80], đặc biệt đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử [82, tr.30-35].

Một phần của tài liệu 6.-Luận-án-những-vấn-đề-lý-luận-và-thực-tiễn-về-Quốc-hội-Việt-Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w