Ở một số nước thực hiện phân quyền, Hiến pháp khơng quy định Quốc hội có chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước mà đây là hoạt động của Chính phủ. Tuy nhiên, pháp luật đều quy định Quốc hội có quyền quyết định, phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước. Đây là một quyền năng quan trọng thể hiện rõ nét và trực tiếp nhất quyền lực của Quốc hội, đồng thời là cơ chế kiểm soát quyền lực quan trọng và gần như duy nhất giữa Quốc hội và Chính phủ. Thơng qua hoạt động ngân sách, Quốc hội kiểm sốt được Chính phủ một cách thường xuyên, u cầu Chính phủ thực hiện những cơng việc, chỉ tiêu cụ thể. Ở một số nước, sự kiện Quốc hội biểu quyết khơng thơng qua dự án ngân sách của Chính phủ đồng nghĩa với việc khơng cịn tín nhiệm Chính phủ mà điều này có thể làm cho Chính phủ đi đến giải tán.
Ở những nước theo nguyên tắc tập quyền như Việt Nam, để đảm bảo tính tối cao của quyền lực Nhân dân thông qua cơ quan đại diện của mình, Quốc hội được hiến định quyền quyết định các vấn đề quan trọng. Tuy nhiên hoạt động này không phải là việc trực tiếp tham gia điều hành quản lý xã hội như của Chính phủ mà việc quyết định thường được chia làm các nhóm nội dung cơ bản:
Một là, các vấn đề về tổ chức và nhân sự cấp cao của Nhà nước; thành
lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ...;
Hai là, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội; quyết định chính sách tài chính,
tiền tệ quốc gia, dự tốn ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách; quyết định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, cơng trình quan trọng quốc gia ...;
Ba là, các nhiệm vụ quốc phịng, an ninh, đối ngoại, chính sách tơn
giáo, dân tộc, vấn đề đại xá, trưng cầu dân ý ...;
Như vậy, việc Quốc hội ban hành những quyết định quan trọng chính là một trong các hình thức thể hiện tính đại diện Nhân dân cao nhất của mình. Bằng hoạt động này, lợi ích của Nhân dân được Quốc hội đảm bảo thông qua
việc: (i) Xác địnhđúng, đầyđủcác vấnđề ưu tiên của quốc gia; (ii) Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trên cơ sở bảo đảm hài hịa phát triển các lợi ích ngành - vùng miền, cá nhân - tổ chức; (iii) Thống nhất các vấn đề cịn có ý kiến khác nhau thơng qua thảo luận, biểu quyết; (iv) Đảm bảo tính minh bạch, quy trình, thủ tục khi ban hành các quyết định.