Vai trị của chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 27 - 28)

1.2 Những vấn đề về tín dụng ngân hàng và chính sách tín dụng

1.2.2.3 Vai trị của chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, được thể hiện bằng các định hướng, tư tưởng chỉ đạo, cho đến các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng, phân cấp thẩm quyền...Chính vì thế nó có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động của từng Ngân hàng. Mặt khác, chính sách định hướng tín dụng của một ngân hàng cần có những định hướng cụ thể, đổi mới phù hợp với mục tiêu đặt ra trong từng chu kì kinh doanh của ngân hàng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất về kinh tế. Khi ngân hàng gặp thời kì khó khăn cũng là do chính sách tín dụng chưa hiệu quả hoặc do người thực thi chính sách khơng lường trước được hết những biến động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài.

Phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng: cương lĩnh tài trợ của ngân hàng được phản ánh thông qua các nội dung cụ thể về nguyên tắc cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng.

Tài liệu hướng dẫn cán bộ tín dụng và nhân viên ngân hàng: Trách nhiệm và nhiệm vụ của các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được đề cập tại các văn bản hiện hành. Tuy nhiên còn chung chung, chưa phân tách rõ đối với từng cấp bậc liên quan. Chính vì vậy, một trong những mục tiêu chính của việc ngân hàng đưa ra các chính sách tín dụng cụ thể là để xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ liên quan nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cũng như tạo điều kiện đề các cán bộ liên quan biết rõ những việc cần phải làm khi tham gia một khoản vay. Tăng cường chun mơn hóa trong quản lý tín dụng: chính sách tín dụng nhằm đảm bảo tính chun mơn cao và tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng; thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng; theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.

Thiết lập tính thống nhất trong hoạt động tín dụng: các chính sách tín dụng giúp thống nhất quá trình làm việc trong tồn hệ thống. Tuy khơng thể khái qt hết tính phức tạp và đặc thù riêng biệt của mỗi khoản vay song cố gắng thể hiện là một khuôn mẫu chung, với các bước cơ bản phải thực hiện nhằm đồng đều hoá chất lượng tín dụng ở mức cao nhất. Mục đích giúp các cán bộ tín dụng tuy ở các chi nhánh khác nhau, hay thậm chí ở cùng một chi nhánh song đang phải giải quyết các khoản vay khác nhau, giữa cán bộ lâu năm với cán bộ mới vào nghề đều có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau, thống nhất cung ứng đến khách hàng sản phẩm tín dụng với chất lượng cao nhất.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng: đảm bảo tăng trưởng tín dụng hiệu quả, bền vững.

Thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)