Vai trò của hoạt động cho vay bất động sản

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 32 - 35)

1.3. Chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại

1.3.1.4 Vai trò của hoạt động cho vay bất động sản

Đối với khách hàng

Thứ nhất, tín dụng BĐS đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng. Các khoản đầu tư cho bất động sản thường là rất lớn trong khi đối với đa số cá nhân, doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư cho nó khơng hẳn lúc nào cũng sẵn có. Đối với các khách hàng là cá nhân, những người Việt với tâm lý “an cư lập nghiệp” đã đi sâu vào tiềm thức bao đời nay về mong muốn sở hữu một nơi ở tốt nhưng không phải lúc nào họ cũng có khả năng làm điều này. Một người Việt thông thường để sở hữu một căn nhà bằng nguồn tài chính của chính mình sẽ tốn khoảng mười tới ba mươi năm. Đây là một khoảng thời gian quá dài cho giấc mơ “an cư lập nghiệp”. Tuy nhiên, kể từ khi ngân hàng cho ra đời sản phẩm “cho vay mua nhà ở” (với các tên gọi có thể khác nhau), giấc mơ của họ đã khơng cịn xa vời nữa. Họ

hồn tồn có thể mua một ngôi nhà và trả tiền dần hàng tháng với thời hạn dài. Sản phẩm tín dụng BĐS này đã biến giấc mơ của nhiều người thành hiện thực.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho cá nhân và doanh nghiệp. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp dù cho họ có nguồn vốn đủ cho khoản đầu tư thì họ cũng hiếm khi đưa hết dịng tiền của mình vào đó bởi có một đầu tư cơ bản mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng nắm rõ: “không bao giờ bỏ trứng vào cùng một giỏ”. Hơn nữa, khi họ là một nhà đầu tư có có khả năng đã đạt được mức độ tín nhiệm của các ngân hàng, họ sẽ biết sử dụng nguồn tài chính của họ một cách hiệu quả, việc dốc tồn bộ tiền vào một khoản đầu tư chắc hẳn không phải một lựa chọn thơng minh. Đa dạng hóa các kênh đầu tư, tạo ra các dịng tiền khác nhau giúp họ đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của mình. Điều này khơng chỉ đúng cho các khách hàng doanh nghiệp mà còn đúng với khách hàng các nhân khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và hoàn thiện, các nhà đầu tư cá nhân có nhiều cơ hội tiếp cận với các kênh đầu tư khác nhau. Nhờ vào hình thức cho vay này, họ có nhiều cơ hội đầu tư hơn, tạo được nhiều dòng tiền hơn và lợi nhuận hơn. Thứ ba, tín dụng BĐS có tài sản đảm bảo là chính tài sản khách hàng sở hữu. Nó ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận. Do đó, buộc khách hàng phải nỗ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả.

Thứ tư, đối với bất động sản đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư là doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, căn hộ để bán. Để được cho vay, họ phải đạt được mức độ tín nhiệm của ngân hàng và đôi khi là cả sự bảo lãnh đầu tư từ ngân hàng. Điều này giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được uy tín hơn và đồng thời cũng là yếu tố giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh.

Đối với Ngân hàng

Thứ nhất, cho vay BĐS là một trong những hình thức cho vay mang tới nguồn lợi về lãi suất cao hơn so với hầu hết các khoản cho vay khác của ngân hàng, bên cạnh cho vay tiêu dùng. Do đó, cho vay BĐS là một trong những sản phẩm có nguồn sinh lợi tiềm năng.

Thứ hai, các khoản vay mua BĐS thường đem lại những cơ hội kinh doanh sinh lời khác cho ngân hàng như tăng tiền gửi, tăng cơ hội bán các dịch vụ đi kèm của ngân

hàng, sản phẩm bảo lãnh đầu tư cho các sản phẩm BĐS của khách hàng hoặc các sản phẩm khác.

Thứ ba, cho vay BĐS giúp ngân hàng đa dạng hóa khách hàng, hạn chế ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh (yếu tố mà theo chu kỳ sẽ dẫn tới sự suy thoái đáng kể trong nhiều tài khoản cho vay kinh doanh truyền thống của ngân hàng).

Đối với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung

Thứ nhất, thị trường bất động sản góp phần kích thích sản xuất phát triển. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mơ, tính chất và giá trị trong nền kinh tế quốc dân.

Tỷ trọng bất động sản trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế.

Thị trường bất động sản có quan hệ trực tiếp với các thị trường như thị trường tài chính tín dụng, thị trường xây dựng, thị trường vật liệu xây dựng, thị trường lao động... Phát triển và điều hành tốt thị trường bất động sản sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thơng qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các cơng trình, nhà xưởng, vật kiến trúc...để từ đó tạo nên chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong các ngành, các vùng lãnh thổ và trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, thị trường bất động sản phát triển góp phần huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, và tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước

Ở các nước phát triển, nguồn vốn ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng bất động sản chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Ở Việt Nam, con số này chiếm khoảng 65%. Vì vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh bất động sản đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Do đó Nhà nước cần có các giải pháp hữu hiệu bảo đảm cho các bất động sản có đủ điều kiện trở thành hàng hố đúng tiêu chuẩn, từ đó tạo cho nền kinh tế có nguồn huy động vốn để phát triển, và từ đó tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.

+ Thu thuế bất động sản gồm thuế thu nhập, thuế sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

+ Thu phí và lệ phí từ giao dịch bất động sản

+ Các khoản thu từ giao đất, thuê đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người mua, người thuê

Thứ ba, thị trường bất động sản là một trong những yếu tố tác động tới vai trò của nhà nước trong việc điều hòa nhu cầu về nhà ở cho mọi tầng lớp nhân dân.

Thị trường nhà ở là bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường bất động sản, và là thị trường sôi động nhất trong thị trường bất động sản, những cơn “sốt” bất động sản hầu hết đều bắt đầu từ “sốt” nhà ở và lan toả sang các thị trường bất động sản khác và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Vì vậy, phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở, bình ổn thị trường nhà ở, bảo đảm cho giá nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân là một trong những vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về thị trường bất động sản nhà ở.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)