1.3. Chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại
1.3.1.2 Đặc điểm của cho vay bất động sản
Thứ nhất, về mặt quy mơ, trung bình một món vay bất động sản thường lớn hơn nhiều so với quy mơ trung bình của các món cho vay thơng thường khác của ngân hàng, đặc biệt là so với cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh nhỏ.
Thứ hai, về mặt kỳ hạn cho vay, một số khoản cho vay mua nhà thế chấp hoặc đầu tư bất động sản để kinh doanh dài hạn (điển hình là mơ hình khách sạn), mua nhà hoặc thu hồi vốn có kỳ hạn dài nhất (khoảng từ 15 năm đến 25 năm hoặc 30 năm) so danh mục các khoản cho vay của ngân hàng. Nhìn chung, cho vay dài hạn loại này chứa đựng những nguy cơ rủi ro tín dụng đáng kể bởi vì nhiều vấn đề có thể xảy ra bao gồm cả những thay đổi tiêu cực của điều kiện kinh tế, lãi suất, sức khoẻ của người vay trong suốt kỳ hạn của món vay.
Thứ ba, về thu nhập của khách hàng, dịng tiền mặt dự tính hoặc thu nhập của người đi vay là yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay. Trong khi đó, giá trị và tình trạng của tài sản lại là trọng tâm của món vay, chúng có tầm quan trọng khơng kém thu nhập của người đi vay. Do vậy, để đánh giá chính xác khả năng hồn trả nợ của khách hàng là sự cân đối dựa trên hai hướng và khơng dễ dàng để đảm bảo chính xác giá trị của hai yếu tố này.
Thứ tư, xét về mặt tài sản đảm bảo, tài sản được tài trợ chính là BĐS – nó vừa là tài sản được tài trợ vừa có thể là tài sản thế chấp. Khách hàng vay vốn ngân hàng để phục vụ nhu cầu liên quan đến BĐS của mình (như mua nhà) và dùng chính BĐS đó để thế chấp bảo đảm khoản vay.