Thực trạng hoạt động cho vay bất động sản tại các ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 57 - 60)

2.3 Thực trạng thực hiện các chính sách tín dụng đối với cho vay bất động

2.3.2 Thực trạng hoạt động cho vay bất động sản tại các ngân hàng thương

Việt Nam

Theo các chuyên gia trong ngành, các khoản cho vay bất động sản thường có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn so với cho vay các doanh nghiệp sản xuất. Cũng vì thế mà khi bất động sản có dấu hiệu ấm lên, các ngân hàng đã rót vốn khá nhiều vào các dự án này. Tuy vậy, thông tư 06/2016/TT-NHNN (sửa một số điều của Thơng tư 36/2014/TT- NHNN) có hiệu lực từ tháng 7-2016 được cho là nhân tố sẽ tác động tiêu cực đến nỗ lực ổn định lãi suất trong năm 2017.

Những ngân hàng đã đụng trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ phải cân nhắc, lựa chọn dự án cho vay, cịn khơng ngân hàng đó phải tăng huy động vốn trung dài hạn để cho vay. Với tỷ lệ rủi ro kinh doanh BĐS tăng lên như vậy, ngân hàng càng cho vay kinh doanh BĐS, tỷ lệ rủi ro càng tăng. Trước đây ngân hàng cho vay 2 đồng vào BĐS thì nay chỉ cho vay 1,5 đồng. Chênh lệch cho vay 0,5 đồng này là chi phí cơ hội ngân hàng sẽ phải quyết định cho vay kinh doanh BĐS hay không. Nếu như ngân hàng tiếp tục cho vay kinh doanh BĐS, lãi suất cho vay buộc phải tăng thêm khi chi phí tăng. Cịn ngân hàng chuyển vốn này sang cho vay lĩnh vực khác, tỷ lệ rủi ro thấp sẽ được ngân hàng cân nhắc hơn.

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp báo cáo NHNN, Bộ Xây dựng

Hình 2.1 Dư nợ cho vay BĐS tính đến Quý II/2016

Theo Ngân hàng nhà nước, năm 2016, thanh khoản của thị trường bất động sản vẫn được đánh giá tốt, hoạt động đầu tư diễn ra sơi nổi. Theo đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản vẫn tiếp tục tăng, mức tăng đạt 8,5% so với cuối năm 2015, tương đương mức 426.181 tỷ đồng.

Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tính đến 30/11/2015 đạt 374.783 tỷ đồng (tương đương hơn 16,6 tỉ USD), tăng 19,91% so với thời điểm 31/12/2014 và tăng 2,8% so với thời điểm 31/10/2015.

Tuy có mức tăng trưởng tốt ở những năm trước nhưng dư nợ bất động sản đã có dấu hiệu chững lại, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh BĐS, lĩnh vực chiếm tỉ trọng lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tổng dư nợ lĩnh vực cho vay BĐS trong ngân hàng.

Điển hình có tác động này là sự thay đổi trong tỷ tọng các lĩnh vực cho vay của ngân hàng VP Bank được công bố gần đây.

Đơn vị: %

Hình 2.2 Tỷ trọng các lĩnh vực cho vay các ngành của ngân hàng VB Bank

Nguồn:http://cafef.vn/vpbank-giam-manh-cho-vay-bat-dong-san- 2017022316564737.chn

Do nằm trong nhóm đối tượng mà các ngân hàng đang phải cẩn trọng cho vay VPBank điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng một cách đáng kể. Năm 2014, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tới 30% tổng dư nợ của VPBank thì sau 2 năm đã giảm một nửa, năm 2015, VPBank cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản 19 nghìn tỷ đồng, bất ngờ giảm 15% so với năm 2014. Trong khi đó, hoạt động cho vay cá nhân, hộ gia đình lại tăng trưởng mạnh 53,28% lên hơn 62 nghìn tỷ đồng. Theo quan sát đánh giá của các chuyên gia cách phân loại phổ biến hiện tại, cho vay mua nhà lần đầu được xếp vào cho vay tiêu dùng mà không phải là cho vay bất động sản, nên cho vay bất động sản trên báo cáo tài chính của ngân hàng chưa phản ánh hết toàn bộ dư nợ cho vay thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh chính sách cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)