2.2.1 Chính sách của Australia và New Zealand
Có rất nhiều sản phẩm tín dụng để hỗ trợ các nhà đầu tư tư nhân trên thị trường bất động sản. Có thể kể tới các dạng chính. Một là, home equity loan (nhà cho vay vốn chủ sở hữu). Loại hình này cho phép các hộ gia đình vay mượn với vật
thế chấp là ngơi nhà mà gia đình đang sử dụng để mua bất động sản thứ hai với mục đích kinh doanh. Hai là, split purpose loan (phân chia mục đích vay). Loại hình này cho phép người đi vay chi khoản vay nợ thành khoản vay nợ gia đình và một khoản vay nợ đầu tư. Người đi vay tập trung giả khoản vay nợ gia đình và thu nhập từ bất động sản (thông thường là tiền thuê nhà) sẽ được dùng để trả nợ đầu tư.
Các ngân hàng Australia và New Zealand không trực tiếp đầu tư vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, hầu như tất các các dự án bất đống sản đều vay vốn ngân hàng. Do hệ thống ngân hàng của Australia và New Zealand mạnh nên hầu hết nhu cầu vay vốn của các dự án khả thi đều được vay vốn. Các kênh chủ yếu để ngân hàng tham gia cho vay vốn đầu tư bất động sản là thông qua thế chấp. 80% dư nợ cho vay của ngân hàng ANZ đối với đầu tư, kinh doanh bất động sản là dựa trên cầm cố bất động sản. ANZ thành lập riêng một hệ thống thế chấp cho đầu tư và kinh doanh bất động sản. Trên hết, hệ thống ngân hàng Australia và New Zealand là các doanh nghiệp, vì vậy, các nguyên tắc thị trường và khả thi của dự án hoặc có thế chấp là những điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư được vay vốn.
Kinh doanh bất động sản là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận và tương đối dễ thực hiện. Các cơng cụ tài chính đa dạng cho phép người dân khơng có thu nhập quá cao cũng có thể tham gia đầu tư bất động sản.Chẳng hạn, ở Australia, trên 70% các nhà đầu tư bất động sản khi khởi nghiệp chỉ có thu nhập hàng năm khiêm tốn (từ 35000 USD đến 40000USD). Tuy nhiên, đầu tư vào bất động sản có thể mang lại lợi nhuận lớn, với bằng chứng là trên 90% triệu phú ở nước này xuất thân từ đầu tư bất động sản. Khi mua ngôi nhà đầu tiên, người mua cần có ít nhất 20% tổng giá trị ngôi nhà và hàng tháng phải trả góp hàng trăm tới ngàn USD. Tuy nhiên,mọi việc dễ dàng hơn nếu người chủ nhà có ý định mua ngơi nhà thứ hai như một đầu tư bất động sản. Sau khi đã có ngơi nhà đầu tiên, người chủ nhà có thể dễ dàng có được ngôi nhà thứ hai. Sau 5 năm kể từ khi mua ngôi nhà thứ nhất và trả được 35% tổng số tiền mua nhà, người chủ nhà có thể thế chấp ngơi nhà đầu tiên để đầu tư bất động sản. Khoảng 30% số nhà ở tư nhân là các bất động sản đầu tư nghĩa là chủ ngơi nhà đó khơng trực tiếp sử dụng mà cho thuê hoặc chờ cơ hội bán lại giá cao hơn
2.2.2 Chính sách của Đan Mạch
Trong những năm qua, ngân hàng thế chấp tại Đan Mạch đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp các khoản vay bất động sản. Các ngân hàng thế chấp chiếm tới hơn 90% tổng tín dụng bất động sản tại Đan Mạch. Các ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm cung cấp nguồn vốn bắc cầu để mua nhà và các dự án xây dựng , tuy nhiên khi một người sở hữu mới được đăng ký tại cơ quan đăng ký công và một khi giá trị của dự án mới đã được ấn định thì người sở hữu sẽ chuyển sang ngân hàng thế chấp để nhận vốn dài hạn do chi phí tín dụng thấp hơn các ngân hàng kia. Các ngân hàng thế chấp cũng đóng một vai trị quan trọng là nơi cung cấp vốn cho đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Vị trí của chúng trên thị trường được củng cố bởi thực tế cơ cấu doanh nghiệp tư nhân tại Đan Mạch chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không như những công ty lớn, họ không thể phát hành trái phiếu công ty mà thay vào đó là tìm nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định thơng qua tín dụng thế chấp.
Hệ thống thế chấp của Đan Mạch dựa trên một hệ thống thị trường khơng có trợ cấp cơng cộng. Các cơ chế đặc biệt dành cho khoản vay “bất động sản” xã hội được xác định theo nghĩa hẹp tuy nhiên đã được áp dụng trên thực tế, cho phép một mức giới hạn khoản vay trên giá trị cao hơn hoặc tình trạng hồn trả thấp hơn, thường kết hợp với bảo lãnh của Chính phủ. Thanh tốn và hồn trả các khoản vay thế chấp cũng như thanh toán lãi của người vay nợ cho ngân hàng thế chấp và của ngân hàng thế chấp cho người nắm giữ cổ phiếu chịu sự điều chỉnh của các quy định thuế thông thường. Các khoản vay thế chấp chiếm 63% thị phần trên thị trường tín dụng của Đan Mạch. Nó chiếm tỷ trọng lớn là do ảnh hưởng của lãi suất thấp và sự phát triển liên tiếp các sản phẩm cho vay mới cho phép người vay được lợi từ những thay đổi của lãi suất ngắn hạn và dài hạn do thị trường mang lại.