7. Kết cấu của luận văn:
1.2. RRTD và nguyên nhân dẫn đến RRTD:
1.2.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lựa chọn:
- Năng lực của cán bộ tín dụng cịn yếu:
Nếu cán bộ tín dụng khơng có được năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phân tích tổng thể tình hình sức khỏe của khách hàng, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro.
Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cơng việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc máy móc, áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà khơng tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của khách hàng, dù lỏng hay chặt hơn, đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề.
- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp của ngân hàng:
Liên quan đến TSĐB nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) khơng có TSĐB, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp khơng đủ điều kiện về tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản. TSĐB nợ vay là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dịng tiền khơng như dự kiến. Song tâm lý ỷ lại TSĐB cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do các khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.
- Mỗi ngân hàng chƣa hỗ trợ cán bộ tín dụng các công cụ thẩm định:
Các cơng cụ hỗ trợ ở đây chính là hệ thống kiến thức về các nội dung thẩm định. Hệ thống kiến thức về các ngành kinh tế, về pháp luật, về thị trường, về các chính sách của nhà nước. Hầu hết, ngồi hệ thống văn bản quy định, quy trình trong nội bộ mỗi ngân hàng (thậm chí tại một số ngân hàng, các văn bản này cũng không được hệ thống dẫn đến các cán bộ tín dụng mới rất khó tiếp cận vì khơng biết tìm ở đâu, hiệu lực của văn bản thế nào) thì các văn bản pháp quy về hoạt động của ngân hàng trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực cho vay đều không được quan tâm. Cán bộ tín dụng phải tự thực hiện tìm tịi, học hỏi và cập nhật. Đồng thời, khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong ngành nhất định nào đó, ngân hàng cũng chưa xây
dựng các chỉ tiêu tài chính chuẩn cho ngành để làm cơ sở so sánh. Nói tóm lại, nếu có phân tích các mảng trong nội dung thẩm định rất kỹ song không có cơ sở để so sánh, đối chiếu thì ý nghĩa của phân tích sẽ khơng cao. Điều này là cơ hội để một số khách hàng vay thành công trong việc qua được con mắt thẩm định của ngân hàng.
- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng:
Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
- Sự không trung thực của khách hàng vay:
Vì mục đích muốn vay cho được tiền mà các khách hàng vay đơi lúc có những động thái tác động để hồ sơ khác thực tế nhằm làm cho kết quả nhận định của ngân hàng về khách hàng là tốt dẫn đến quyết định cho vay. Những động thái này tùy mức độ sai khác thực tế mà dẫn đến hậu quả khác nhau. Ở mức độ “thêm vào một chút”, sửa số liệu một chút, cố xây dựng hình ảnh đẹp một chút thì rủi ro sẽ xảy ra thấp hơn. Ngược lại, nếu thực tế là khơng có gì mà xây dựng cho có, cịn gọi là lừa đảo thì đương nhiên RRTD sẽ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn. Cho dù cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, cho dù ngân hàng đã xây dựng các tuyến chặn rủi ro song trên thực tế vẫn có rất nhiều vụ việc ngân hàng là “nạn nhân” của các trò lừa đảo từ một số khách hàng có chủ ý xấu cũng như đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
- Tính chính xác và sẵn có của thơng tin:
Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay, về thị trường, về các yếu tố liên quan đến nhu cầu vay của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, từ đó
rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay dựa trên những thơng tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao. Tuy nhiên, do thực tế thông tin bất cân xứng mang tính khách quan, bên ngoài sự chi phối của người vay và ngân hàng nên vấn đề này sẽ cần được quan tâm giải quyết bởi nhiều đơn vị chức năng liên quan.