Những thiệt hại do RRTD ngân hàng gây ra:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2. RRTD và nguyên nhân dẫn đến RRTD:

1.2.6. Những thiệt hại do RRTD ngân hàng gây ra:

1.2.6.1. Thiệt hại đối với ngân hàng

- Ứ đọng vốn: RRTD phát sinh tức là đến hạn thanh toán, khách hàng

khơng thực hiện được cam kết thanh tốn của mình. Vì vậy ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng hoặc phải chuyển nợ quá hạn trong khi nguồn vốn huy động phải trả cho khách hàng gửi tiền đúng hạn. Ngân hàng sẽ bị ứ đọng vốn. Như vậy, nguồn vốn và sử dụng vốn tạm thời bị mất cân đối. Nếu nợ quá hạn càng nhiều, tình trạng mất cân đối có thể càng lớn (nếu việc thu hút các khoản tiền gửi của ngân hàng gặp khó khăn). Tình trạng mất cân đối này có thể dẫn đến mất khả năng chi trả các khoản tiền gửi tạm thời, có thể làm giảm đến uy tín kinh doanh và có thể dẫn đến “tin đồn” dẫn đến hiện tượng đồng loạt rút tiền, đẩy Ngân hàng đến bờ vực phá sản.

- Mất vốn: rủi ro không thu được nợ tức là Ngân hàng mất vốn. Điều này có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân hàng mất khả năng thanh toán và thậm chí phá sản. Mặt khác khi các khách hàng khơng trả được thì các ngân hàng buộc phải sử dụng các biện pháp xử lý TSĐB để thu hồi nợ. Tuy nhiên rủi ro cũng tiềm ẩn ngay cả trong các TSĐB do đánh giá không đúng giá trị thực hoặc giá tại thời điểm định giá giảm sút nhiều so với giá tại thời điểm xử lý. Thậm chí, tài sản bảo đảm khơng đáp ứng nhu cầu của thị trường và khó chuyển nhượng nên nếu muốn phát mại cũng rất khó. Mặt khác một số tài sản càng để càng bị mất giá và có thể bị hao mịn vơ hình hay hữu hình, hơn nữa ngân hàng cịn mất thêm chi phí bảo quản tài sản. Nói tóm lại là cho dù món vay có TSĐB song khi khách hàng mất khả năng chi trả nợ vay, việc ngân hàng dùng TSĐB để thu hồi nợ vay cũng là điều hết sức khó khăn.

1.2.6.2. Thiệt hại đối với nền kinh tế

Khi một NHTM gặp phải RRTD hay bị phá sản thì người gửi tiền sẽ rơi vào tâm trạng hoang mang, lo sợ. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng mọi người ồ ạt đến rút tiền ở tất cả các ngân hàng, việc làm này sẽ tác động xấu đến toàn hệ thống ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, hoạt dộng của cả nền kinh tế. Vì vậy, NHTM phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nói một cách khác, hoạt động của ngân hàng có liên quan đến tồn bộ các hoạt động của nền kinh tế. Sự sụp đổ của một vài NHTM sẽ dẫn tới nguy cơ rối loạn lưu thông tiền tệ trong nước, làm giảm giá đồng bản tệ, dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh, gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Sự tác động này không chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phạm vi một quốc gia mà nó có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước có liên quan và lan rộng ra đến nền tài chính thế giới. Bài học về khủng hoảng tài chính phát sinh từ nợ quá hạn do cho vay mua nhà đất dưới

chuẩn của hệ thống ngân hàng Mỹ năm 2007 là một minh chứng cho thiệt hại do RRTD đối với nền kinh tế.

1.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến RRTD:

Phần quan trọng nhất của chương đầu tiên này chính là xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD. Tại mục 1.2.4, đề tài đã đưa ra các dấu hiệu để nhận biết RRTD song nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện ấy sẽ được đi sâu, làm rõ trong phần này. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD sẽ đi theo phân loại các RRTD.

Mơ hình rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng được trình bày ở sơ đồ 1.1

Quy trình tín dụng Các loại rủi ro có thể

Sơ đồ 1.1: Mơ hình rủi ro phát sinh trong q trình cấp tín dụng. Lập hồ sơ tín dụng Giải ngân Theo dõi nợ Thu hồi nợ Đơn đề nghị của KH Thẩm định Xét duyệt

Đối tượng sai

Không phát hiện được rủi ro

Vượt mức, sai quy trình

Thơng tin khơng chính xác

Vượt mức cho phép, không đủ căn cứ chứng minh mục đích sử dụng vốn Khơng xác định được hàng hóa/ vật tư hình thành bằng vốn vay Hàng hố hình thành bằng vốn vay đã bị bán hoặc khơng tiêu

1.2.7.1. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tập trung:

Tập trung tín dụng có thể có nhiều hình thức và có thể phát sinh khi có một số lớn các khoản tín dụng đều có chung những đặc điểm rủi ro tương tự nhau. Tập trung tín dụng xảy ra khi danh mục tín dụng tập trung vào các hình thức dưới đây:

- Một đơn vị hoặc một nhóm các đơn vị liên kết nhau;

Sơ đồ 1.2 sẽ góp phần minh chứng rõ hơn và giúp ngân hàng dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng của RRTD tập trung.

Sơ đồ 1.2: Nguyên nhân gây ra RRTD và ảnh hưởng của nó

Mất khả năng cân đối vốn Chất lượng tín dụng ngân hàng kém Rủi ro lớn do tập trung quá nhiều vốn vào cho vay vào/hay đối với

Một thành

phần kinh tế Một ngành nghề Một khách hàng vực địa lý Một khu

Người vay có liên quan

- Một ngành kinh tế nhất định; - Khu vực địa lí;

- Dạng hợp đồng tín dụng; - Dạng tài sản bảo đảm;

- Các khoản cho vay cùng một thời gian đến hạn hoặc cùng một loại tiền vay.

Vậy lý do gì khiến các ngân hàng có những sự tập trung như trên? Theo tôi, trước hết là do định hướng và chiến lược kinh doanh của ngân hàng chưa triệt để, chưa có sự phân tích để đánh giá danh mục khách hàng hiện có, dẫn đến vơ tình phát sinh RRTD tập trung. Đó là cách làm tự phát, cứ phát sinh khách hàng vay nào thì tốt khách hàng ấy, khơng phân tích trong mối tương quan với dư nợ ngành đó hiện có, hoặc dư nợ kỳ hạn đó hiện có hoặc các mối tương quan khác.

Ngồi ra, RRTD tập trung cịn phát sinh do các ngân hàng quan trọng phát triển doanh số cho vay và lợi nhuận nên tập trung cho vay các ngành như: kinh doanh BĐS, xây dựng hoặc các ngành nhu cầu vay lớn do chi phí lớn như ngành thép, ngành điện khí đốt…mặc dù vẫn biết cách làm này rủi ro song không vượt qua được áp lực kinh doanh.

1.2.7.2. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lựa chọn:

- Năng lực của cán bộ tín dụng cịn yếu:

Nếu cán bộ tín dụng khơng có được năng lực dự báo, phân tích ngành, phân tích tài chính, phân tích tổng thể tình hình sức khỏe của khách hàng, phát hiện và xử lý các khoản vay có vấn đề thì sẽ dẫn đến việc nhiều quyết định cho vay mang tính cảm tính, được đưa ra trên cơ sở thông tin không được cân nhắc đầy đủ hoặc phiến diện như chỉ dựa vào tài sản thế chấp hay bản thân phương án kinh doanh mà bỏ qua năng lực tài chính của doanh nghiệp, sẽ dẫn đến rủi ro.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong cơng việc, khả năng kiểm soát chứng từ vay, kiến thức pháp luật của cán bộ tín dụng yếu sẽ dẫn đến việc máy móc, áp đặt loại sản phẩm tín dụng và kỳ hạn nợ cho khách hàng mà khơng tìm hiểu nhu cầu thực tế của hoạt động của khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ không phù hợp với chu kỳ kinh doanh thực tế, với dòng tiền của khách hàng, dù lỏng hay chặt hơn, đều là nguyên nhân gây ra các khoản nợ có vấn đề.

- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp của ngân hàng:

Liên quan đến TSĐB nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: (i) khơng có TSĐB, (ii) ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá và (iii) nhận tài sản thế chấp khơng đủ điều kiện về tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản. TSĐB nợ vay là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền không như dự kiến. Song tâm lý ỷ lại TSĐB cũng là một yếu tố gây ra rủi ro, do các khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản.

- Mỗi ngân hàng chƣa hỗ trợ cán bộ tín dụng các cơng cụ thẩm định:

Các cơng cụ hỗ trợ ở đây chính là hệ thống kiến thức về các nội dung thẩm định. Hệ thống kiến thức về các ngành kinh tế, về pháp luật, về thị trường, về các chính sách của nhà nước. Hầu hết, ngồi hệ thống văn bản quy định, quy trình trong nội bộ mỗi ngân hàng (thậm chí tại một số ngân hàng, các văn bản này cũng không được hệ thống dẫn đến các cán bộ tín dụng mới rất khó tiếp cận vì khơng biết tìm ở đâu, hiệu lực của văn bản thế nào) thì các văn bản pháp quy về hoạt động của ngân hàng trong các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực cho vay đều khơng được quan tâm. Cán bộ tín dụng phải tự thực hiện tìm tịi, học hỏi và cập nhật. Đồng thời, khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong ngành nhất định nào đó, ngân hàng cũng chưa xây

dựng các chỉ tiêu tài chính chuẩn cho ngành để làm cơ sở so sánh. Nói tóm lại, nếu có phân tích các mảng trong nội dung thẩm định rất kỹ song khơng có cơ sở để so sánh, đối chiếu thì ý nghĩa của phân tích sẽ không cao. Điều này là cơ hội để một số khách hàng vay thành công trong việc qua được con mắt thẩm định của ngân hàng.

- Rủi ro đạo đức của cán bộ ngân hàng:

Bộ phận tín dụng là nơi trực tiếp thẩm định dự án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng cũng như trực tiếp kiểm tra kho hàng, tài sản thế chấp, giám sát giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn vay, là đầu mối tiếp xúc với khách hàng nên nếu đạo đức nghề nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món vay và khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

- Sự không trung thực của khách hàng vay:

Vì mục đích muốn vay cho được tiền mà các khách hàng vay đơi lúc có những động thái tác động để hồ sơ khác thực tế nhằm làm cho kết quả nhận định của ngân hàng về khách hàng là tốt dẫn đến quyết định cho vay. Những động thái này tùy mức độ sai khác thực tế mà dẫn đến hậu quả khác nhau. Ở mức độ “thêm vào một chút”, sửa số liệu một chút, cố xây dựng hình ảnh đẹp một chút thì rủi ro sẽ xảy ra thấp hơn. Ngược lại, nếu thực tế là khơng có gì mà xây dựng cho có, cịn gọi là lừa đảo thì đương nhiên RRTD sẽ xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn. Cho dù cán bộ tín dụng có kinh nghiệm, cho dù ngân hàng đã xây dựng các tuyến chặn rủi ro song trên thực tế vẫn có rất nhiều vụ việc ngân hàng là “nạn nhân” của các trò lừa đảo từ một số khách hàng có chủ ý xấu cũng như đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

- Tính chính xác và sẵn có của thơng tin:

Nếu ngân hàng được cung cấp thông tin về người vay, về thị trường, về các yếu tố liên quan đến nhu cầu vay của khách hàng một cách đầy đủ và chính xác thì sẽ rất thuận lợi cho việc ra quyết định cho vay hay từ chối, từ đó

rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều. Ngược lại, đôi khi ngân hàng ra quyết định cho vay dựa trên những thơng tin thiếu chính xác, từ đó rủi ro sẽ cao. Tuy nhiên, do thực tế thông tin bất cân xứng mang tính khách quan, bên ngoài sự chi phối của người vay và ngân hàng nên vấn đề này sẽ cần được quan tâm giải quyết bởi nhiều đơn vị chức năng liên quan.

1.2.7.3. Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro đảm bảo:

Rủi ro đảm bảo xuất phát từ các việc không đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về đảm bảo. Về đảm bảo tín dụng, khi tài sản không đạt được các yêu cầu thì hai ý nghĩa lớn nhất: là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng khi nguồn thu nợ thứ nhất vì một lý do nào đó khơng đảm bảo và là động lực thúc đẩy thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đã khơng cịn. Các tiêu chuẩn tài sản cần phải đáp ứng được đó là: tài sản phải có sẵn thị trường tiêu thụ, có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng có quyền ưu tiên khi xử lý tài sản và đặc biệt giá trị tài sản phải lớn hơn nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi) của khách hàng đối với ngân hàng. Như vậy, khi rủi ro đảm bảo xảy ra là khi đó TSĐB khơng đáp ứng được các điều kiện này. Các nguyên nhân có thể kể đến như sau:

- Nền kinh tế có những biến động làm giảm mạnh giá của các loại tài sản, đặc biệt tài sản là BĐS. Một trong những loại tài sản phổ biến ngân hàng nhận làm đảm bảo đó là BĐS. Để cạnh tranh, hầu hết các ngân hàng đều có quy định về định giá TSĐB là BĐS sát giá thị trường. Vì vậy, khi thực hiện cho vay, các cán bộ tín dụng có thể định giá TSĐB bằng 0,8 giá thị trường và cho vay khoảng 0,7 giá trị định giá. Như vậy, giá trị cho vay là 0,56 giá thị trường của tài sản. Tuy nhiên khi chính phủ sử dụng các biện pháp tài khóa và tiền tệ thắt chặt, thị trường BĐS lập tức bị ảnh hưởng đầu tiên và giá trị của BĐS giảm sút nghiêm trọng, có trường hợp giảm sút không đủ để đảm bảo

cho nợ vay (bao gồm số tiền lãi quá hạn đã phát sinh từ khi khoản vay bị chuyển quá hạn đến khi xử lý được tài sản)

- Một số quy định pháp lý chưa rõ ràng dẫn đến ngân hàng nhận nhầm TSĐB:

- Quy mô hoạt động của khách hàng quá lớn, nhu cầu vay quá lớn, phải sử dụng TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay:

- Vẫn có yếu tố năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng.

- Khách hàng vay cố tình sử dụng tài sản giả, tài sản không đủ tính pháp lý.

1.2.7.4. Nguyên nhân của rủi ro nghiêp vụ:

- Định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng:

Việc định giá khoản vay không đúng mức độ rủi ro của khách hàng, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ RRTD từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Chính sách lãi suất khơng khoa học đã để ngân hàng ở hai thái cực: (1) cho vay dễ dãi với lãi suất thấp, không đủ nguồn bù đắp rủi ro mà phải từ 7 đến 10 năm sau mới bộc lộ, (2) đến khi hết nguồn thì yêu cầu lãi suất cho vay cao cộng với điều kiện khắt khe dẫn đến mất dự án có độ an tồn và chấp nhận khách hàng có độ rủi ro cao. Đồng thời, khi thực hiện chính sách này, doanh nghiệp sẽ thực sự gặp khó khăn từ chính ngân hàng trong khi vai trò và chức năng của ngân hàng là hỗ trợ, song hành cùng với doanh nghiệp tại mọi thời điểm, đặc biệt là thời điểm khó khăn.

Thực hiện tốt việc phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm mục đích ngăn ngừa RRTD không xảy ra đối với ngân hàng. Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong đánh giá khả năng cân đối vốn của ngân hàng là xác định rủi ro thất thốt vốn có thể xảy ra.

- Các ngân hàng khơng có đƣợc một chính sách quản trị tín dụng hợp lý:

Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Do vậy một chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm địa bàn kinh doanh, nguồn vốn, nguồn nhân lực, mạng lưới, khả năng quản trị rủi ro,… sẽ giúp hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao hơn. Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)