7. Kết cấu của luận văn:
4.1. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân khách
4.1.1. Xây dựng các chính sách hiệu quả để ổn định kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế vĩ mơ phải ổn định thì doanh nghiệp mới có mơi trường thuận lợi để hoạt động, mới có tình hình tài chính vững chắc, đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Có lẽ nên coi đây là một kiến nghị hơn là một giải pháp bởi lẽ Chính phủ, các bộ ngành cũng cịn đang rất khó khăn để thực hiện và đó là một gói giải pháp với tổng hịa các biện pháp, cần những sự nghiên cứu định lượng định tính trên quy mơ quốc gia và cả thế giới. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp, chính sách gì cũng cần có liều lượng cụ thể, vừa đủ dựa trên cơ sở phân tích khoa học để tránh “gây sốc” cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp. Thực tế, các chuyên gia kinh tế cũng đã đưa ra một vài kiến nghị cho việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mơ tại Việt Nam trong thời gian tới, cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng
bền vững bằng cách tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, loại bỏ những ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước yếu kém là tác nhân gây ra những bất ổn cho cả nền kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ phải kiên quyết giảm đầu tư cơng không hiệu quả
và tăng cường kỷ luật tài khóa để giảm thâm hụt ngân sách và ổn định nợ công là yếu tố quan trọng để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Biện pháp này đã được đưa ra song quá trình thực hiện chưa thể hiện sự triệt để, chưa đi sâu phân tích làm rõ đối với từng dự án, từng đối tượng. Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng Luật Đầu tư cơng cũng như nhanh chóng có sự tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan, bộ ngành để
tiến hành làm rõ, quy trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể cho các cơ quan đang sử dụng chi phí cơng. Bởi, thâm hụt ngân sách và lãi suất cao cũng đã thu hẹp khá nhiều dư địa điều chỉnh của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, khiến các biện pháp điều hành của Chính phủ khó phát huy hiệu quả trước những cú sốc bất lợi của nền kinh tế.
Thứ ba, thực hiện kiểm sốt dịng vốn ra vào, hồn thiện hệ thống chỉ
tiêu giám sát tài chính cho Việt Nam để kịp thời phát hiện những rủi ro liên quan đến khu vực tài chính và sự dịch chuyển ra vào của các dòng vốn.
Thứ tư, cần xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp trong việc hoạch
định và thực thi chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách nhất quán và cùng hướng tới các mục tiêu ưu tiên của đất nước. Mơi trường chính sách ln ẩn chứa nhiều bất ổn và gây suy giảm niềm tin của doanh nghiệp là hậu quả nghiêm trọng bởi tính nhất quán, phối hợp trong các chính sách kinh tế vĩ mơ vẫn là khâu yếu.