Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 103 - 105)

7. Kết cấu của luận văn:

4.2. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân chủ

4.2.2. Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng:

Trình độ, khả năng phân tích, nhìn nhận tổng qt các rủi ro có thể phát sinh của cán bộ tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến RRTD. Việc cố gắng định lượng trong mơ hình phân tích bằng yếu tố “kinh nghiệm của cán bộ tín dụng” dường như chưa đo lường được hết ý nghĩa của chỉ tiêu này. Để thực hiện nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng theo người viết cần có các giải pháp sau:

- Thứ nhất là có sự tuyển chọn đầu vào một cách cẩn trọng. Trước hết

nên chọn các sinh viên chuyên ngành của các trường đào tạo căn bản về nghiệp vụ tín dụng như Đại học kinh tế, Đại học ngân hàng, Khoa kinh tế đại học quốc gia. Quả thực, việc tuyển các sinh viên có “chất lượng” tại địa bàn Bình Dương rất khó khăn vì như đã nói, các em sẽ “chạy” về thành phố Hồ Chí Minh để thử sưc. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng khơng nên nơn nóng, lựa chọn khơng kỹ với tư duy tuyển cho xong hoặc tuyển để có người. Trong một số trường hợp quá khan hiếm, chi nhánh các NHTMCP tại Bình Dương có thể chủ động xin phép Hội sở được liên hệ trước với các trường đại học với các ưu đãi dành cho các sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện đạo đức tốt. Sau đó, cần thực hiện thi tuyển khoa học, kỹ lưỡng. Các câu hỏi được chuẩn bị cho q trình phịng vấn cần đảm bảo đủ ý nghĩa tuyển chọn dựa trên các tiêu chuẩn đã định sẵn, tránh trường hợp phỏng vấn theo cảm hứng dẫn đến kết quả một số các thí sinh được chọn chưa đủ năng lực.

- Thứ hai là theo sát quá trình học việc ban đầu để đào tạo theo đúng

quy trình chuẩn. Hơn ai hết trưởng phịng phải là người trực tiếp rèn luyện, kiểm tra.

- Thứ ba là mỗi ngân hàng khi có sự thay đổi trong sản phẩm, quy định

cho vay hay khi NHNN có các quy định mới cần thực hiện một lớp tập huấn cho các cán bộ tác nghiệp. Mục đích: có sự cập nhật kịp thời và có điểm nhấn vào các điểm quan trọng để cán bộ tín dụng ứng dụng vào phân tích, thẩm định.

- Thứ tư là một số ngân hàng đang phân tách cán bộ tín dụng truyền

thống thành 02 bộ phận: Bộ phận quan hệ khách hàng và bộ phận thẩm định. Chuyên viên quan hệ khách hàng chủ yếu có vai trị đi tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ tín dụng và làm các báo cáo đề xuất đơn giản ban đầu về nhu cầu vay của khách hàng. Chuyên viên thẩm định thực hiện thẩm định lại và ra quyết định cho vay. Điều đáng nói là các ngân hàng quan điểm: chuyên viên quan hệ khách hàng chỉ cần là người bán hàng giỏi còn kiến thức nghiệp vụ không quan trọng. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm bởi lẽ họ

là người đầu tiên tiếp xúc, tư vấn cho khách hàng, là người có những nhận định về khách hàng đầu tiên. Nếu không đủ năng lực để phân tích khách hàng đồng thời không hiểu được những nguyên tắc, bản chất của việc cho vay, họ sẽ đưa ra những quyết định sai lầm. Vì vậy, tơi cho rằng ngay cả đối với bộ phận quan hệ khách hàng cần phải được đào tạo về năng lực thẩm định như một cán bộ thẩm định.

- Thứ năm là bố trí và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh

tình trạng q tải, cán bộ khơng đảm nhận hết cơng việc. Điều này sẽ giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu, thẩm định và kiểm tra giám sát món vay một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)