Đo lường RRTD:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn:

1.2. RRTD và nguyên nhân dẫn đến RRTD:

1.2.4. Đo lường RRTD:

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống Đốc NHNN Việt Nam thì các khoản cho vay của các NHTM sẽ được chia thành 05 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

+ Các khoản nợ quá hạn nhưng khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ bị quá hạn đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đi cơ sở đánh giá là khách hàng có trả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

+ Các khoản nợ được cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ nhưng khách hạn đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu sáu (06) tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; đồng thời có tài liệu, hồ sơ chứng minh các nguyên nhân làm khoản nợ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã được xử lý, khắc phục và tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu đã được phân loại vào nhóm 2;

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; + Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

+ Các khoản nợ khác của cùng một khách hàng bị liên đới.

Như vậy, chất lượng các khoản vay sẽ được chia thành năm (05) mức theo cách phân nhóm nợ với nhóm 1 là những khoản vay tốt nhất và nhóm 5 là những khoản vay xấu nhất. RRTD sẽ tỷ lệ nghịch với chất lượng khoản vay cụ thể nhóm 1 là những khoản vay có rủi ro thấp nhất và nhóm 5 là những khoản vay có rủi ro cao nhất. Từ thước đo RRTD cho thấy RRTD ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau. Vấn đề không phải ở con số nợ xấu chiếm bao

nhiêu % tổng dư nợ mà nợ xấu được định lượng rộng hay hẹp. Quy định đã có song các ngân hàng vẫn có những cách thức, biện pháp biến chuyển nhóm nợ mà đơi lúc NHNN khơng thể kiểm tra, kiểm sốt được. Nếu các ngân hàng có định lượng về nợ quá hạn một cách quá rộng mà chưa nghiêm túc trong việc nhìn nhận RRTD thì các con số đo lường về RRTD sẽ mất ý nghĩa. Đây là vấn đề mà đề tài chưa có đủ thời gian, nguồn lực, cơng cụ để đánh giá, phân tích một cách cụ thể, rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)