7. Kết cấu của luận văn:
4.2. Các giải pháp hạn chế RRTD phát sinh từ các nguyên nhân chủ
4.2.3. Nâng cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng:
dụng:
Nói đến trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp là nói đến sự tự ý thức của mỗi người trong vai trị là cán bộ tín dụng. Sự tự ý thức này chủ yếu được xây dựng trên nền tảng nhân cách đã được hình thành trong suốt quá trình sống, được sự giáo dục của gia đình, xã hội. Tuy nhiên, đối với cán bộ tín dụng tại các NHTMCP tại Bình Dương cũng cần có những biện pháp để tăng cường hơn vấn đề này, cụ thể:
- Giám đốc, bộ phận nhân sự cần có sự trao đổi và quán triệt về vấn đề đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả các nhân viên ngay trong những ngày đầu tiếp cận công việc. Cách trao đổi là nêu ra các giá trị cốt lõi của đạo đức nghề nghiệp là: khách quan, tự chủ, không nhận “bồi dưỡng” từ khách hàng…Sau đó, phân tích những tác hại cũng như hậu quả của những việc làm sai trái. Trong số các hậu quả có hậu quả nghiêm trọng là làm phát sinh nợ xấu. Khi đó, trách nhiệm của người liên quan sẽ được làm rõ và cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm đầu tiên, ví dụ cán bộ tín dụng có thể bị chuyển qua bộ phận thu hồi nợ, thậm chí có thể liên quan đến pháp luật và sau này không một nhà tuyển dụng nào chấp nhận một cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp không tốt… Những nội dung này cũng phải được Ban giám đốc, trưởng phòng nhắc nhở liên tục trong suốt quá trình làm việc của nhân viên. Tất nhiên, bản thân họ cũng phải hết sức nghiêm túc để làm gương cho cán bộ tín dụng.
- Trong trường hợp có cán bộ tín dụng vi phạm, Ban giám đốc cần xử lý thật nghiêm khắc nhằm làm gương để răn đe các cán bộ tín dụng khác cũng như bản thân cán bộ tín dụng vi phạm.
- Ngồi việc quan tâm đến cơng việc và các tác nghiệp của cán bộ tín dụng, Ban giám đốc hay trưởng phịng tín dụng cịn cần quan tâm đến đời
sống của anh chị em, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn của họ để có những sự động viên kịp thời, tránh trường hợp đó là nguyên nhân làm họ sai phạm.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực trong mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ giúp cho cán bộ có nhiều kỹ năng trong việc xử lý công việc.
- Ngân hàng thực hiện cơng khai, minh bạch lãi suất, phí và điều kiện vay vốn để tránh trường hợp cán bộ vòi vĩnh với khách hàng.
- Thực hiện việc trả lương theo kết quả cơng việc mà cán bộ tín dụng mang lại theo nguyên tắc lương của cán bộ trực tiếp làm cơng tác tín dụng phải cao hơn lương của những cán bộ làm công việc khác. Tuy nhiên, cần phải gắn trách nhiệm của cán bộ tín dụng với chất lượng khoản vay nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của họ trong công việc. Trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ phải chú trọng đến năng lực và phẩm chất đạo đức, không nên làm theo cách cũ là “sống lâu nên lão làng”.